7. Phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành và của địa
tác GDMT
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII của Đảng (1996) về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT nước ta trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực hiên tại cũng như tương lai của đất nước. BVMT là một trong những nội dung giáo dục nhằm đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghị quyết 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhấn mạnh: giải pháp có tính then chốt và lâu dài, thường xuyên và liên tục nhằm thực hiên tốt công tác BVMT và GDMT là xã hội hóa công tác BVMT, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động BVMT trong toàn Đảng và toàn xã hội [2, tr.2].
Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thư TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Về công tác GDMT, Chỉ thị đã nhấn mạnh: “tiếp tục đưa nội dung GDMT vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân” [3, tr.1].
Luật BVMT sửa đổi, bổ sung năm 2005 là cơ sở pháp lí để triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục BVMT. Chỉ thị khẳng định: “BVMT là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại... Nhiệm vụ trọng tâm công tác giáo dục BVMT của ngành GD&ĐT từ nay đến năm 2010 là triển khai thực hiện Đề án "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân" của Chính phủ.
Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, nhiệm kì 2005 - 2010, trong nhóm giải pháp về khoa học - công nghệ, MT và phát triển nguồn nhân lực, kinh tế tri thức đã khẳng định: “tăng cường bảo vệ và cải thiện MT. Nghiên
cứu, úng dụng các tiến bộ về khoa học - công nghệ vào việc BVMT sinh thái; có chính sách bảo vệ cảnh quan các di tích văn hóa, lịch sử… Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người dân và toàn xã hội về phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện MT” [34, tr.52].
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT được cụ thể hóa trong mục tiêu, nội dung về chương trình giáo dục BVMT ở tất cả các ngành học, bậc học và các cấp học.
Mục tiêu chung của GDMT là nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV và HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của BVMT. Công tác GDMT phải trở thành một tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ, GV và HS, không những ở trường học mà còn ở trong xã hội. Tùy theo độ tuổi, tâm sinh lí HS ở mỗi cấp học, nội dung GDMT sẽ được cung cấp ở các mức độ cao thấp khác nhau, nhằm trang bị cho HS kiến thức về sinh thái học, về mối quan hệ và vai trò của con người với thiên nhiên; trang bị và phát triển kĩ năng BVMT, biết ứng xủ với MT xung quanh.
Trong văn bản chỉ đạo về GDMT đối với các trường học, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu “Các Sở GD&ĐT phải triển khai tích hợp nội dung BVMT đến tất cả các trường, đối với cấp THCS là ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, sinh học, công nghệ; đối với cấp THPT là ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ. Nguyên tắc tích hợp là lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung, làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải bài học” [16, tr.1]. Như vậy, việc giáo dục BVMT chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về MT hiện có ở các môn học trong nhà trường phổ thông theo hướng tích hợp, lồng ghép. Nội dung giáo dục BVMT còn thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau bằng phương thức phối kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn cộng đồng.
3.1.2. Thực trạng công tác giáo dục môi trường và quản lý giáo dục môi trường của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông tỉnh Kon Tum
Qua kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2, GDMT trong các trường THPT ở tỉnh Kon Tum đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu, ngành GD&ĐT phải giải quyết những vấn đề tồn tại về GDMT sau đây:
Mặc dù Sở GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo để các trường THPT triển khai công tác GDMT và phần lớn cán bộ QLGD, GV các trường THPT trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức về sự cần thiết của công tác GDMT trong nhà trường nhưng trên thực tế công tác GDMT chưa đạt hiệu quả cao.
Trong hệ thống các trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng, GDMT được thực hiện bằng phương thức tích hợp với các bộ môn liên quan theo quy định của chương trình. Muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi GV các bộ môn phải được tập huấn, bồi dưỡng một cách thường xuyên và có hệ thống.
Những vấn đề về xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, tổ chức thực hiện, đổi mới phương pháp GDMT; quản lý việc học tập chính khóa và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phối hợp với lực lượng giáo dục trong công tác GDMT; đầu tư phương tiện dạy học như tài liệu, sách tham khảo, tranh ảnh, băng hình phục vụ cho công tác GDMT trong nhiều trườngTHPT vẫn còn hạn chế và thiếu thốn.
Công tác quản lý của HT về GDMT, từ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng GDMT cho GV, đến việc theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, tổng kết khen thưởng trong công tác GDMT ở nhà trường THPT chưa được tiến hành thường xuyên.
Phần lớn các trường THPT chưa thực hiện tốt công tác xã hội hóa về GDMT.
3.1.3. Các nguyên tắc xác lập biện pháp
Để công tác GDMT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi các biện pháp quản lý về GDMT được xây dựng và triển khai dựa trên cơ sở những nguyên tắc sau:
3.1.3.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước, đó là những quan điểm, những chủ trương được đề ra trong các Nghị quyết, luật về MT và các chương trình hành động, các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của Ngành để đề ra những biện pháp tổ chức quản lý hoạt động GDMT phù hợp.
GDMT là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục ở trường THPT. Vì vậy, việc tổ chức GDMT và quản lý công tác GDMT phải nhằm đạt được mục tiêu GDMT nói riêng và mục tiêu giáo dục chung của trường THPT.
3.1.3.2. Đảm bảo tính hệ thống
Tính hệ thống thể hiện ở việc các biện pháp đề xuất, bên cạnh tính độc lập của nó, phải có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp khác và nằm trong hệ thống giáo dục chung của nhà trường.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần đảm bảo tính phối hợp đồng bộ, không xem nhẹ biện pháp nào. Việc thực hiện các biện pháp cần hướng đến mục đích chung là nâng cao hiệu quả công tác GDMT ở trường THPT.
3.1.3.3. Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục
Công tác quản lý nói chung, quản lý GDMT nói riêng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi các chủ thể quản lý nắm vững và thực hiện tốt các chức năng quản lý.
Nguyên tắc này đòi hỏi, trong quá trình đề xuất, thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDMT cần thực hiện theo phân cấp quản lý từ Sở GD&ĐT đến các trường THPT, đồng thời đòi hỏi các chủ thể quản lý thực hiện đúng các chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá.
3.1.3.4. Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn của nhà trường
Việc tổ chức GDMT và quản lý công tác GDMT chỉ có thể đạt được hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT và tình hình thực tế của mỗi trường và từng địa phương.
Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT ở địa bàn nghiên cứu và có khả năng triển khai, áp dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của các trường THPT tỉnh Kon Tum.
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về sự cần thiết của giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường ở trường THPT
3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa
Nhận thức có ý nghĩa quyết định đến sự đồng thuận trong suy nghĩ và hành động của các đối tượng, các lực lượng, các thành viên liên quan đến công tác quản lý GDMT tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Đây là khâu đầu tiên nhằm tạo ra sự nhất quán về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành… của quá trình quản lý công tác GDMT.
HT các trường THPT cần phải làm cho các chủ trương, chính sách, pháp luật và các thông tin về MT đến với tất cả CBQL, đội ngũ GV, nhân viên, HS trong nhà trường và các lực lượng ngoài nhà trường nhằm làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn về thực trạng cũng như tác động của MT đối với cuộc sống của con người, từ đó xây dựng nên thói quen, nếp sống thân thiện với MT. Đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia BVMT.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
Từ thực trạng một bộ phận HS và GV chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác GDMT ở nhà trường THPT đã làm hạn chế hiệu quả công tác GDMT ở nhà trường THPT, vì thế người HT cần phải có những biện pháp thiết thực để nâng cao nhận thức cho từng đối tượng, coi đây là công tác quan trọng hàng đầu cần phải tiến hành.
Người HT cần phải nhận thức vấn đề MT và BVMT trong thời đại ngày nay là vấn đề thời sự của thế giới, là vấn đền sống còn của con người, tác động sâu sắc đến lợi ích từng gia đình và sức khỏe mỗi người. Vì vậy, bên cạnh nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo đối với trường THPT từng năm học, HT phải xây dựng kế hoạch cụ thể với những giải pháp có tính khả thi về GDMT của đơn vị. Mục tiêu, nội dung, kế hoạch và những giải pháp GDMT này phải được thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức; các cuộc họp hội đồng Giáo dục hàng tháng. Hội nghị cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể để có nhận thức đúng và thường xuyên thực hiện công tác GDMT. HT luôn cập nhật thông tin về MT và BVMT cũng như các nội dung về GDMT mới nhất để phổ biến cho GV.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Trong công tác quản lý, chỉ đạo, HT cần giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động GDMT cho một phó hiệu trưởng. Cụ thể, cần xác định trách nhiệm cụ thể của các đối tượng như sau:
* Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường
Cán bộ, GV và nhân viên trong Hội đồng giáo dục là những thành viên của hệ thống chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường, trong đó có nhiệm vụ GDMT. Để mọi người nỗ lực trong công tác GDMT, trước hết phải có nhận thức đúng đắn về GDMT. Khi có nhận thức đúng về GDMT, không những họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà còn có nhiều sáng kiến đóng góp cho phong trào GDMT của đơn vị.
Một số yêu cầu đối với người HT trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về GDMT cho cán bộ, GV, nhân viên:
Tổ chức cho cán bộ, GV học tập các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Nhà nước và của ngành GD&ĐT về công tác GDMT trong giai đoạn mới; phổ biến các tài liệu về MT và BVMT trong nước và trên thế giới làm cho cán bộ, GV hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, GDMT trong trường phổ thông và trong cộng đồng.
Đối với GV, ngoài trách nhiệm theo dõi quá trình học tập và các sinh hoạt khác của HS theo quy định, HT còn giao thêm nhiệm vụ giáo dục HS về vệ sinh trường lớp, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tài sản của nhà trường. Ở những nơi có điều kiện, HT có kế hoạch phối hợp với địa phương để giao nhiệm vụ giáo dục BVMT cho HS trong các hoạt động tình nguyện như trồng cây bóng mát nơi công cộng, tuyên truyền công tác BVMT trong cộng đồng và tham gia làm vệ sinh MT ở khu dân cư, nhà ở…
Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, …), thông qua chi bộ nhà trường, HT cần chỉ đạo các tổ chức này phối hợp cùng nhà trường thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp liên quan đến GDMT và kỹ năng BVMT cho
HS. Trong đó, yêu cầu lồng ghép các hình thức hoạt động tập thể như phương pháp sân khấu hóa, trò chơi, sinh hoạt chuyên đề, … để giáo dục HS về MT.
* Đối với HS
Trên cơ sở kết quả học tập về MT và BVMT trong các bài học chính khóa, từ những hoạt động về BVMT trong trường học và ngoài xã hội mà HS tham gia, HT theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của HS về ý thức BVMT, về kỹ năng ứng xử với các tình huống MT thường xảy ra gặp trong cuộc sống, … Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện nhân cách HS ở trường phổ thông.
HT chỉ đạo các tổ chuyên môn, Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường có kế hoạch tổ chức các chuyên đề, các hội thi đố vui để học, thi vẽ, viết, sáng tác về MT và BVMT để cung cấp tri thức cần thiết cho HS về MT.
Đoàn trường cần đưa nội dung BVMT với các hoạt động cụ thể như giữ gìn vệ sinh lớp học, xây dựng bồn hoa, bảo vệ cay xanh, cấm hút thuốc lá để các đoàn viên thanh niên thi đua hàng tuần, hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức và tạo thói quen tự giác, xây dựng nếp sống văn minh cho HS.
* Đối với cha mẹ HS
Trong công tác giáo dục HS về MT và BVMT, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa và tác dụng hết sức to lớn. Muốn sự phối kết hợp này đạt kết quả tốt, trước hết HT cần làm cho cha mẹ HS thấy tầm quan trọng, sự cần thiết phải GDMT, từ đó giúp họ có sự quan tâm và giáo dục con em về vấn đề này. HT cần có kế hoạch với những nội dung công việc cụ thể, giao trách nhiệm cho GV chủ nhiệm thực hiện. Hàng tháng, GV chủ nhiệm báo cáo tình hình hoạt động BVMT của HS lớp mình ở gia đình và trong cộng đồng cho HT. Đồng thời nhà trường phải có nhận xét cụ thể về ý thức, thái độ BVMT và kỹ năng BVMT của HS cho gia đình biết. Sự phối kết hợp này cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo chế độ thông tin hai chiều.
* Đối với cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể xã hội