Chất lượng công tác GDMT ở các trườngTHPT tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 29)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.2.4.Chất lượng công tác GDMT ở các trườngTHPT tỉnh Kon Tum

Kết quả công tác GDMT các trường THPT tỉnh Kon Tum đạt được khá cao: thực hiện tốt, khá chiếm tỷ lệ 91,3%, TB: 8,7% không có yếu, GV thực hiện tốt, khá chiếm tỷ lệ 94%, TB: 6,0%, không có loại yếu, HS (Tốt: 29,8%, khá: 48%, TB: 16,6%, yếu: 5,6%).

2.2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng 2.2.5.1. Đánh giá chung

Về ưu điểm

Đa số các HT và GV các trường THPT có nhận thức cao về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác GDMT trong trường phổ thông, các nội dung GDMT được triển khai bằng hoạt động GDMT chính khóa và không chính khóa.

Đa số các HT có đầu tư CSVC, phương tiện dạy học, các tài liệu hướng dẫn về công tác GDMT, trang bị các phương tiện nghe nhìn (băng hình, băng tiếng, tranh ảnh, mô hình,…) cho hoạt động giảng dạy và GDMT. Một số trường ngoài việc trồng thêm cây xanh, cây cảnh,… đã quy hoạch khuôn viên trường xanh đẹp, mang tính thẩm mỹ, có ấn tượng đối với cha mẹ HS và khách tham quan.

Hầu hết HS đều nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác GDMT và BVMT trong trường phổ thông và quá trình học tập của bản thân.

Về hạn chế

Một số HS chưa có nhận thức đúng mức về MT và BVMT. Phần lớn cha mẹ các em chưa có điều kiện để giáo dục, rèn luyện kỹ năng BVMT cho HS.

Một bộ phận GV trong quá trình giảng dạy, khai thác nội dung lồng ghép, tích hợp về MT hiệu quả chưa cao.

Các HT còn ít chú trọng biện pháp nâng cao nhận thức về công tác GDMT cho HS, GV; một số bộ phận vẫn còn xem nhẹ GDMT. Việc đổi mới nội dung,

PPDH, đổi mới công tác quản lý chưa đi vào chiều sâu nên chất lượng GDMT còn thấp.

2.2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề đặt ra trong công tác GDMT và quản lý công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum

- Đội ngũ GV giảng dạy GDMT chủ yếu dạy lồng ghép các bộ môn Sinh học, Địa lý, Hóa học, GDCD, …., phần lớn GV chưa được tập huấn, bồi dưỡng có hệ thống về GDMT và BVMT, kiến thức GDMT còn hạn chế.

- Một số HS chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của công tác GDMT và BVMT nên chưa tạo được ý thức tự giác trong suy nghĩ, thái độ, hành vi và kỹ năng BVMT.

- Việc tổ chức giảng dạy các nội dung GDMT bằng hình thức lồng ghép, tích hợp vào các môn học liên quan chưa có quy đinh về kiểm tra, đánh giá các nội dung liên quan đến GDMT.

- CSVC, phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ cho các hoạt động giảng dạy GDMT.

- Một số GV chưa quan tâm đến yêu cầu đổi mới PPDH nhằm phù hợp với chương trình lồng ghép GDMT vào các bài dạy.

- Tiêu chí đánh giá thi đua về GDMT chưa cụ thể.

- Công tác quản lý hoạt động không chính khóa thiếu thường xuyên và chưa tập trung, dẫn đến hiệu quả còn thấp.

- Chưa phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội trong các hoạt động để nâng cao chất lượng công tác GDMT và BVMT cho HS.

Tiểu kết chương 2

Hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường THPT được tiến hành theo phương thức tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học thích hợp. Ở cấp THPT là các môn học Địa lý, Sinh học, Công dân, Công nghệ,… GV đã cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về MT, đó là những hiểu biết về MT tự nhiên, sự ô nhiễm MT, phương pháp BVMT, đặc biệt giáo dục cho HS có ý thức gìn giữ, BVMT sống và tình yêu quê hương, đất nước.

Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung GDMT vào các môn học, các trường THPT tỉnh Kon Tum còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới hình thức phong phú như tổ chức thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh, trồng cây xanh, lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa kể chuyện về MT,…

Ý thức giáo dục về MT cũng được các trường THPT nâng cao bằng việc phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp triển khai hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, trồng hoa dọc theo các trục đường giao thông,… Việc mở rộng phạm vi hoạt động BVMT không chỉ góp phần nâng cao ý thức BVMT cho HS mà còn có ý nghĩa tác động tích cực đến người dân, khuyến khích mọi người trong cộng đồng cùng tham gia BVMT.

Việc xây dựng mô hình xanh hóa trường học, thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” được tập trung vào một số nội dung cơ bản như: xây dựng cảnh quan nhà trường, trồng cây xanh tạo bóng mát cho sân trường, thực hiện tốt vệ sinh trường học và chương trình tiết kiệm điện, nước.

Nhìn chung, công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của HT các trường THPT tỉnh Kon Tum trong 5 năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, không phải nhà trường nào cũng triển khai có hiệu quả công tác này. Đặc biệt là những trường học ở địa bàn khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, vùng tập trung đồng bào dân tộc ít người. Để giáo dục và thay đổi ý thức của HS và những người dân tại những vùng này trong vấn đề MT là việc làm khó khăn, ngoài việc đòi hỏi sự phối kết hợp của các cấp học thì còn cần phải có sự tham gia của gia đình và xã hội và đặc biệt là sự chung tay của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội khác trong công tác BVMT của địa phương.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 29)