7. Phạm vi nghiên cứu
3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về sự cần thiết của giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường ở trường THPT
3.2.1.1. Mục tiêu, ý nghĩa
Nhận thức có ý nghĩa quyết định đến sự đồng thuận trong suy nghĩ và hành động của các đối tượng, các lực lượng, các thành viên liên quan đến công tác quản lý GDMT tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Đây là khâu đầu tiên nhằm tạo ra sự nhất quán về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành… của quá trình quản lý công tác GDMT.
HT các trường THPT cần phải làm cho các chủ trương, chính sách, pháp luật và các thông tin về MT đến với tất cả CBQL, đội ngũ GV, nhân viên, HS trong nhà trường và các lực lượng ngoài nhà trường nhằm làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn về thực trạng cũng như tác động của MT đối với cuộc sống của con người, từ đó xây dựng nên thói quen, nếp sống thân thiện với MT. Đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia BVMT.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
Từ thực trạng một bộ phận HS và GV chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác GDMT ở nhà trường THPT đã làm hạn chế hiệu quả công tác GDMT ở nhà trường THPT, vì thế người HT cần phải có những biện pháp thiết thực để nâng cao nhận thức cho từng đối tượng, coi đây là công tác quan trọng hàng đầu cần phải tiến hành.
Người HT cần phải nhận thức vấn đề MT và BVMT trong thời đại ngày nay là vấn đề thời sự của thế giới, là vấn đền sống còn của con người, tác động sâu sắc đến lợi ích từng gia đình và sức khỏe mỗi người. Vì vậy, bên cạnh nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo đối với trường THPT từng năm học, HT phải xây dựng kế hoạch cụ thể với những giải pháp có tính khả thi về GDMT của đơn vị. Mục tiêu, nội dung, kế hoạch và những giải pháp GDMT này phải được thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức; các cuộc họp hội đồng Giáo dục hàng tháng. Hội nghị cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể để có nhận thức đúng và thường xuyên thực hiện công tác GDMT. HT luôn cập nhật thông tin về MT và BVMT cũng như các nội dung về GDMT mới nhất để phổ biến cho GV.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Trong công tác quản lý, chỉ đạo, HT cần giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động GDMT cho một phó hiệu trưởng. Cụ thể, cần xác định trách nhiệm cụ thể của các đối tượng như sau:
* Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và các thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường
Cán bộ, GV và nhân viên trong Hội đồng giáo dục là những thành viên của hệ thống chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường, trong đó có nhiệm vụ GDMT. Để mọi người nỗ lực trong công tác GDMT, trước hết phải có nhận thức đúng đắn về GDMT. Khi có nhận thức đúng về GDMT, không những họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà còn có nhiều sáng kiến đóng góp cho phong trào GDMT của đơn vị.
Một số yêu cầu đối với người HT trong công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về GDMT cho cán bộ, GV, nhân viên:
Tổ chức cho cán bộ, GV học tập các Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Nhà nước và của ngành GD&ĐT về công tác GDMT trong giai đoạn mới; phổ biến các tài liệu về MT và BVMT trong nước và trên thế giới làm cho cán bộ, GV hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, GDMT trong trường phổ thông và trong cộng đồng.
Đối với GV, ngoài trách nhiệm theo dõi quá trình học tập và các sinh hoạt khác của HS theo quy định, HT còn giao thêm nhiệm vụ giáo dục HS về vệ sinh trường lớp, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, tài sản của nhà trường. Ở những nơi có điều kiện, HT có kế hoạch phối hợp với địa phương để giao nhiệm vụ giáo dục BVMT cho HS trong các hoạt động tình nguyện như trồng cây bóng mát nơi công cộng, tuyên truyền công tác BVMT trong cộng đồng và tham gia làm vệ sinh MT ở khu dân cư, nhà ở…
Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, …), thông qua chi bộ nhà trường, HT cần chỉ đạo các tổ chức này phối hợp cùng nhà trường thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp liên quan đến GDMT và kỹ năng BVMT cho
HS. Trong đó, yêu cầu lồng ghép các hình thức hoạt động tập thể như phương pháp sân khấu hóa, trò chơi, sinh hoạt chuyên đề, … để giáo dục HS về MT.
* Đối với HS
Trên cơ sở kết quả học tập về MT và BVMT trong các bài học chính khóa, từ những hoạt động về BVMT trong trường học và ngoài xã hội mà HS tham gia, HT theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của HS về ý thức BVMT, về kỹ năng ứng xử với các tình huống MT thường xảy ra gặp trong cuộc sống, … Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện nhân cách HS ở trường phổ thông.
HT chỉ đạo các tổ chuyên môn, Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường có kế hoạch tổ chức các chuyên đề, các hội thi đố vui để học, thi vẽ, viết, sáng tác về MT và BVMT để cung cấp tri thức cần thiết cho HS về MT.
Đoàn trường cần đưa nội dung BVMT với các hoạt động cụ thể như giữ gìn vệ sinh lớp học, xây dựng bồn hoa, bảo vệ cay xanh, cấm hút thuốc lá để các đoàn viên thanh niên thi đua hàng tuần, hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức và tạo thói quen tự giác, xây dựng nếp sống văn minh cho HS.
* Đối với cha mẹ HS
Trong công tác giáo dục HS về MT và BVMT, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa và tác dụng hết sức to lớn. Muốn sự phối kết hợp này đạt kết quả tốt, trước hết HT cần làm cho cha mẹ HS thấy tầm quan trọng, sự cần thiết phải GDMT, từ đó giúp họ có sự quan tâm và giáo dục con em về vấn đề này. HT cần có kế hoạch với những nội dung công việc cụ thể, giao trách nhiệm cho GV chủ nhiệm thực hiện. Hàng tháng, GV chủ nhiệm báo cáo tình hình hoạt động BVMT của HS lớp mình ở gia đình và trong cộng đồng cho HT. Đồng thời nhà trường phải có nhận xét cụ thể về ý thức, thái độ BVMT và kỹ năng BVMT của HS cho gia đình biết. Sự phối kết hợp này cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo chế độ thông tin hai chiều.
* Đối với cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể xã hội
Trong năm học, HT cần liên hệ với địa phương để có kế hoạch chỉ đạo HS tham gia những hoạt động vệ sinh MT vào các ngày lao động tình nguyện như thứ 7, chủ nhật bằng những việc làm thiết thực như tổng vệ sinh, trồng cây bóng mát, nạo vét kênh mương ở khu vực dân cư. Hoạt động này nhà trường giao cho Đoàn
Thanh niên, Công đoàn hoặc cùng phối hợp với dân cư khu phố để tổ chức với mục đích phát động mọi người, mọi nhà giữ gìn và BVMT. Làm tốt những hoạt động trên, sẽ giúp cho HS có nhận thức tốt về việc BVMT.
3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo giáo dục môi trường thông qua hoạt động chính khóa và không chính khóa trường thông qua hoạt động chính khóa và không chính khóa
3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa
*Đối với việc dạy và học trên lớp
Giáo dục qua việc dạy và học trên lớp là hình thức cơ bản để tổ chức GDMT cho HS; giúp cho HS nắm vững các tri thức về MT để từ đó hình thành tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn đối với MT là mục tiêu của GDMT. Để thực hiện tốt việc GDMT qua tổ chức dạy và học trên lớp phải làm cho cán bộ, GV có nhận thức đúng đắn và sâu sắc GDMT là một quá trình, không phải là một môn học, GDMT có cơ hội thực hiện qua tất cả các môn học, khác hẳn với việc coi GDMT là một môn học riêng biệt.
Trên cơ sở đó, khi khai thác các nội dung GDMT trong bài học, GV cần phải đảm bảo các nguyên tắc có bản: Không làm thay đổi đặc trưng môn học, không biến bài dạy bộ môn thành bài học GDMT; sử dụng phương pháp tích hợp, lồng ghép hợp lý về MT trong các đơn vị kiến thức liên quan; phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của HS và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để HS tiếp xúc trực tiếp với MT.
*Đối với việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hình thức hoạt động mang tính cộng đồng, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm có vai trò hết sức quan trọng. Nó là cầu nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác giáo dục HS ngoài lớp. Các hoạt động GDMT không chính khoá ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hình thành thái độ, kỹ năng, hành động BVMT cho HS trong việc học các môn học chính khoá. Hoạt động ngoại khóa về GDMT là sự thực hành về BVMT cho HS.
GDMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp cho HS hình thành các kỹ năng BVMT, hành vi ứng xử và thói quen hành vi thể hiện trong cuộc sống
của cộng đồng, của xã hội. Thông qua các hoạt động vui chơi tập thể, các hoạt động xã hội, lao động ,… rèn luyện cho HS các kỹ năng hành động BVMT và ứng phó với các tình huống BVMT thường gặp trong cuộc sống.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện
* Việc dạy và học GDMT trên lớp học: Để chuyển tải nội dung GDMT, GV phải vận dụng nhiều PPDH phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với nội dung GDMT là một việc làm có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu quả công tác GDMT. Các PPDH có thể sử dụng như: Thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát, sử dụng các tài liệu trực quan (tranh ảnh, phim, video clip), phỏng vấn, lập dự án… không nhất thiết phải sử dụng một phương pháp duy nhất trong suốt quá trình tiến hành dạy một bài học mà tùy từng nội dung, có thể phối kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
* Tổ chức các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp: Tổ chức các hội thi, các buổi lao động tình nguyện ngày thức 7, tham gia dã ngoại thực tế,… Các hoạt động này vừa có tính chất vui chơi, vừa là các hoạt động nhận thức phong phú phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH tích cực hiện nay.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
* Đổi mới các hình thức và phương pháp GDMT, BVMT trong nhà trường
Đê thực hiện việc đổi mới hình thức và phương pháp GDMT, BVMT có kết quả, người HT cần phải:
Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng, dạy mẫu để rút kinh nghiệm về yêu cầu đổi mới PPDH tích hợp nội dung GDMT có hiệu quả.
Tổ chức cho các tổ chuyên môn và một số GV giỏi viết các đề tài chuyên môn, hoặc sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp nội dung GDMT trong các môn có tích hợp như Vật lý, Hóa học, Công nghệ, Địa lý, Sinh, … Trên cơ sở đó, nhân bản các tài liệu cho GV các tổ thực hiện.
HT cần tăng cường dự giờ để nắm bắt tình hình, từ đó có kế hoạch chấn chỉnh, tăng cường nhận thức cho GV về đổi mới phương pháp trong giảng dạy GDMT.
Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV theo học kỳ và cả năm học với các hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng công tác GDMT của GV ở từng khối lớp.
* Tích hợp một cách có hiệu quả nội dung GDMT trong các môn học chính khóa
Căn cứ nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác GDMT của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, HT cần phải chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa các nội dung GDMT vào nội dung giáo dục HS bằng các phương thức phù hợp.
HT chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu nội dung, chương trình để thống nhất chương trình lồng ghép, tích hợp sao cho phù hợp, không áp đặt máy móc, khô cứng giữa các kiến thức chuyên môn của từng môn học với nội dung BVMT. Không phải bất cứ nội dung nào cũng có thể thực hiện được lồng ghép, tích hợp. Vì vậy, tổ chuyên môn phải nghiên cứu kỹ nội dung từng bài để có thể họp thống nhất trong toàn bộ các bài dạy tích hợp sao cho có hiệu quả. Sau khi thống nhất nội dung các bài, các tiết dạy được lồng ghép, tích hợp, các tổ lập kế hoạch thực hiện, triển khai đến từng thành viên trong cả năm, học kỳ, tuần và trình HT duyệt. Trên lịch báo giảng của GV bộ môn cần phải ghi chú những tiết tích hợp GDMT để HT kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Trong đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở các môn có tích hợp nội dung về GDMT, HT yêu cầu các tổ chuyên môn phải sử dụng 01 câu hỏi có nội dung BVMT mà HS đang học nhằm kiểm tra những hiểu biết về MT và thái độ của HS về vấn đề MT và ô nhiễm MT hiện nay.
Trong quá trình thực hiện, HT phải kiểm tra sự chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn và việc thực hiện nội dung lồng ghép, tích hợp GDMT của GV.
* Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDMT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tiễn của nhà trường
Hoạt động giáo dục không chính khoá nói chung và hoạt động không chính khoá về GDMT nói riêng thường có vị trí và tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ về giáo dục nhận thức, hành vi, kiến thức, kỹ năng BVMT cho HS. Do hình thức hoạt động này đa dạng, phong phú, không gò bó trong bốn bức tường của lớp học nên tạo cho HS cảm giác hứng thú, sôi nổi khi được học trong môi trường mới lạ, hấp dẫn.
GDMT không chính khoá cần được kế hoạch hoá một cách cụ thể. HT yêu cầu các tổ chuyên môn, các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường căn cứ vào yêu cầu chuyên môn, nhiệm vụ của từng tổ để xây dựng kế hoạch ngoại khóa về GDMT. Sau khi các tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch, HT tập hợp, xem xét, tổ chức họp để nhận xét, đánh giá và thống nhất xây dựng thành kế hoạch chung, có nội dung từng công việc và thời gian cụ thể, kèm theo các điều kiện cần đáp ứng để triển khai một số hoạt động ngoại khóa về GDMT.
Một số hình thức GDMT không chính khoá có thể áp dụng được trong các trường THPT tỉnh Kon Tum:
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về MT và BVMT. Các buổi sinh hoạt này có thể giao cho các tổ chuyên môn hoặc Đoàn thanh niên đảm nhiệm với các hình thức thảo luận như: chủ đề “Thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải làm gì để BVMT”, “MT và đời sống con người”, “Làm thế nào để trường, lớp luôn sạch - đẹp”; tổ chức thi tìm hiểu, thi tái chế, thi tái sử dụng vật liệu để làm đồ trang trí lớp học, thi trồng bồn hoa đẹp, đố vui để học; phát động phong trào thi đua “xây dựng lớp học sạch - đẹp - thân thiện, có thể tổ chức thi dưới loại hình sân khấu: thi chuyển tải nội dung BVMT dưới dạng tiểu phẩm, hùng biện về đề