7. Phạm vi nghiên cứu
3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các
3.3.1. Mô tả quá trình khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra, chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu xin ý kiến của 43 CBQL là HT, phó HT các trường THPT tỉnh Kon Tum. Thời gian khảo nghiệm, thu thập và xử lý kết quả được tiến hành trong tháng 10 năm 2010.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Nhóm biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%)
Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1
Nâng cao nhận thức cho CB, GV, HS và các lực lượng xã hội về sự cần thiết của GDMT và BVMT ở trường THPT.
97,7% 2,3% 0,0% 84,4% 15,6% 0,0%
2
Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo GDMT thông qua hoạt động chính khóa và không chính khóa.
86,3% 13,7% 0,0% 85,4% 14,6% 0,0%
3 Xây dựng nhà trường “xanh - sạch
- đẹp - an toàn - thân thiện”. 93,0% 4,7% 2,3% 86,0% 14,0% 0,0% 4 Tăng cường các điều kiện hỗ trợ
công tác GDMT. 83,0% 14,7% 2,3% 80,4% 17,3% 2,3% 5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá về công tác GDMT và BVMT. 86,0% 9,3% 4,7% 84,5% 8,5% 7,0% Qua khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi ở bảng 3.1 cho thấy:
Với các mức độ cụ thể của các nhóm biện pháp như sau:
Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức cho CB, GV, HS và các lực lượng xã hội về sự cần thiết của GDMT và BVMT ỏ trường THPT được đánh giá có tính cấp thiết nhất (97,7%).
Nhóm biện pháp tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho công tác GDMT được đánh giá thấp nhất (83,0%). Theo chúng tôi, do điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất của các nhà trường còn hạn chế và công tác xã hội hoá GD chưa phát huy có hiệu quả.
Tính khả thi của các nhóm biện pháp cũng được đánh giá khá cao từ 81,4% đến 86,0%. Trong đó:
Biện pháp nâng cao nhận thức (81,4%); biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo GDMT chính khóa và ngoại khóa (85,4%); biện pháp xây dựng nhà trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện” (86,0%) được cho là khả thi cao.
Tương tự như tính cấp thiết, nhóm biện pháp “Tăng cường các điều kiện bảo đảm cho công tác GDMT và quản lý công tác GDMT” được đánh giá thấp hơn so với các nhóm biện pháp khác (80,4%).
3.3.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp
Các biện pháp cần phải được tiến hành đồng bộ, có phát động và phải có sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
Mỗi biện pháp phải được xác định rõ kế hoạch thực hiện. Kế hoạch phải cụ thể về quy trình, thời gian, yêu cầu về điều kiện thực hiện; có phân công phân nhiệm rõ ràng.
Trách nhiệm của cán bộ, GV phụ trách cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; có sự theo dõi, đánh giá hàng tháng, từng học kỳ và cuối năm học; cần gắn với công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá CB, GV.
Từ tình hình thực tế về hoạt động giáo dục BVMT trong các trường THPT tỉnh Kon Tum cho thấy, HT cần đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kết quả của công tác tuyên truyền, giáo dục là ý thức, hành vi, thái độ và kỹ năng BVMT cho HS về BVMT trong nhà trường và ngoài xã hội. Do đó, từ hoạt động giảng dạy trên lớp đến việc hướng dẫn các em tham gia các hoạt động ngoại khóa về BVMT đến kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng HS về MT và BVMT là một hoạt động có tính hệ thống, lâu dài và liên tục.
hỏi về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài nghiên cứu đều cho rằng những biện pháp quản lý công tác GDMT của HT các trường THPT tỉnh Kon Tum mà chúng tôi đề xuất là hợp lý, cấp thiết và khả thi; có thể được áp dụng vào thực tiễn các trường THPT tỉnh Kon Tum để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDMT và quản lý công tác GDMT.
Tiểu kết chương 3
Công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của HT các trường THPT tỉnh Kon Tum là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của người HT. Để quản lý có hiệu quả, đòi hỏi HT các trường THPT cần phải xác định được những thuận lợi, khó khăn, những thời cơ và thách thức về công tác GDMT mà nhà trường, địa phương đang có, để từ đó xác lập những biện pháp quản lý công tác GDMT phù hợp.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1 và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2; dựa trên các định hướng của Đảng, Nhà nước, của ngành và các nguyên tắc cơ bản, nghiên cứu của luận văn đã đề xuất 5 nhóm biện pháp nhằm giúp HT các trường THPT tỉnh Kon Tum quản lý có hiệu quả công tác GDMT, bao gồm:
*Nâng cao nhận thức cho CB, GV, HS và các lực lượng xã hội về sự cần thiết của GDMT và BVMT ở trường THPT.
*Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo GDMT thông qua hoạt động chính khóa và không chính khóa.
*Xây dựng nhà trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”. *Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác GDMT.
*Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT và BVMT.
Những nhóm biện pháp trên đã nhận được sự đồng tình cao của các CBQL các trường THPT về tính cấp thiết và khả thi. Điều đó, có thể nhận định rằng, nếu áp dụng, triển khai đồng bộ các nhóm biện pháp thì có thể nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác GDMT ở các trường THPT của địa bàn nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, kết quả nghiên cứu của luận văn đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
1.1. Về lý luận
Nghiên cứu của luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống các khái niệm, các quan điểm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ được cơ sở lí luận về quản lí công tác GDMT, những vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức GDMT ở trường THPT. Đặc biệt, nghiên cứu của chúng tôi đã chú trọng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDMT ở các trường THPT; trong đó đã lưu ý đến đặc trưng về vùng, miền và vai trò quản lý của HT trong việc nâng cao chất lượng công tác GDMT ở trường THPT.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của HT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được về công tác GDMT và quản lý công tác GDMT của HT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đó là:
- CBQL và GV các trường THPT chưa nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc về GDMT.
- Quá trình triển khai công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum còn nhiều hạn chế, thể hiện ở nội dung GDMT lồng ghép qua các môn học, các hình thức tổ chức, MT sư phạm, công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và các điều kiện hỗ trợ cho công tác này… Mặt khác, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ GV về nội dung, phương pháp GDMT chưa đáp ứng được yêu cầu.
1.3. Đề xuất biện pháp
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ công tác GDMT trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn và chức năng nhiệm vụ của HT ở trường THPT, chúng tôi đề xuất 5 nhóm biện pháp nhằm giúp HT tổ chức, quản lý có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng GDMT ở trường THPT, đó là:
Nâng cao nhận thức cho CB, GV, HS và các lực lượng xã hội về sự cần thiết của GDMT và BVMT ở trường THPT.
Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo GDMT thông qua hoạt động chính khóa và không chính khóa.
Xây dựng nhà trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác GDMT.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá về công tác GDMT và BVMT.
Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, cần sử dụng phối hợp các biện pháp trong công tác quản lý của người HT để có thể nâng cao hiệu quả GDMT ở các trường THPT. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, trong một chừng mực nhất định, các biện pháp trên có tính cấp thiết và khả thi, có thể ứng dụng trong thực tiễn GDMT trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
Hằng năm có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho GV và CBQL về GDMT. Trong xây dựng chương trình, nội dung đào tạo GV ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm cần gắn với nội dung, kế hoạch GDMT.
Đề nghị đưa nội dung GDMT vào công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông.
2.2. Đối với UDND tỉnh, huyện
Tăng cường công tác tuyên truyền thông qua kênh thông tin để nâng cao nhận thức BVMT cho nhân dân nói chung và cho HS nói riêng.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMT và BVMT.
Cần đưa chương trình GDMT và BVMT vào công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường quản lý nhà nước về BVMT từ Tỉnh đến chính quyền các cấp cơ sở.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên theo chuyên đề về GDMT cho GV và CBQL giáo dục.
Tổ chức các cuộc thi về MT và BVMT trong các trường học.
Đầu tư CSVC và tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và GDMT.
2.4. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT
Thường xuyên nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về tầm quan trọng của công tác GDMT cho cán bộ, GV, HS, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo GDMT trong hoạt động giáo dục chính khoá và không chính khoá.
Phối hợp thực hiện tốt công tác xã hội hóa công tác GDMT và BVMT. Xây dựng tiêu chí thi đua, khen thưởng về GDMT một cách cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2005), Xã hội học giáo dục, Tập bài giảng tại lớp cao học quản lý giáo dục Trường Đại học sư phạm Huế - Đại học Huế.
2. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 15/11/2004.
3. Bộ Chính trị (2009), Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hóa đất nước, ngày 21/1/2009.
4. Bộ GD&ĐT (1995), Hướng dẫn xanh hóa trường THPT, Dự án VIE/95/041.
5. Bộ GD&ĐT (1998), Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho người đào tạo
GV phổ thông, Dự án VIE/95/041 (1998)
6. Bộ GD&ĐT (1998), Các mẫu hoạt động giáo dục MT dùng cho trường phổ
thông trung học, Dự án VIE/95/041 (1998).
7. Bộ GD&ĐT (1998), Chính sách và chương trình hành động GDMT các
trường phổ thông giai đoạn 2001 -2010, Dự án VIE/98/018/UBND.
8. Bộ GD&ĐT (2000), GDMT và sự phát triển bền vững, Dự án VIE/95/018/ UNDP/DANIA.
9. Bộ GD&ĐT (2002), Ngành GD&ĐT thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Bộ GD&ĐT (2004), Một số modun GDMT ngoài giờ lên lớp, Dự án VIE/95/018/UNDP/DANIA.
11. Bộ GD&ĐT (2005), Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường công
tác giáo dục BVMT trong các cơ sở giáo dục, ngày 31/1/2005.
12. Bộ GD&ĐT (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông
có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
13. Bộ GD&ĐT (2008), Công văn số 2737/BGDĐT- GDTrH về việc tích hợp nội
dung giáo dục BVMT vào các môn học cấp THCS và THPT, ngày 12/8/2008.
14. Bộ GD&ĐT (2008), Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT Phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, ngày 22/7/2008.
15. Bộ GD&ĐT (2009), Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn
đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, ngày 05/3/2009.
16. Bộ GD&ĐT (2009), Công văn số 3857/BGDĐT- GDTrH về việc tích hợp nội
dung giáo dục BVMT vào các môn học cấp THCS và THPT, ngày 11/5/2009.
17. Đỗ Văn Chấn (2007), Dự báo, qui hoạch và lập kế hoạch phát triển giáo dục, Giáo trình cao học quản lý giáo dục Đại học Sư phạm – Đại học Huế.
18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định
363/2001/QĐ-TTg về việc đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân, ngày 7/10/2001.
19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Quyết định
256/2003/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 02/12/2003.
20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, ban hành kèm theo quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004.
21. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định
117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT, ngày 31/12/2009.
22. Lê Diên Dực (1997), Tiến tới phát triển bền vững, Tài liệu hướng dẫn GV giảng dạy về GDMT của Bộ GD&ĐT.
23. Nguyễn Dược (1986), Giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Kim Hồng (2002), Giáo dục môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp (2000), Đất và môi
trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Lê Văn Khoa (2003), Sinh thái và môi trường đất, NXB ĐHQG, Hà Nội.
27. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
lớp ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Báo cáo tại Hội nghị của Liên hiệp
quốc về MT và phát triển, Hà Nội.
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật BVMT và
các Nghị định hướng dẫn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Trương Mạnh Tiến (2002), Môi trường và Quy hoạch tổng thể theo hướng
phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Tỉnh ủy Kon Tum (2005), Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần
thứ XIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010, Kon Tum.
34. Tỉnh ủy Kon Tum (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum
lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Kon Tum.
35. Anh Tú (chủ biên), (2010), Cẩm nang GDMT, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
36. Trường ĐHSP-ĐH Huế (2006), Tài liệu giáo dục BVMT ở trường phổ thông.
37. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB ĐHQG Hà Nội.
38. Vụ giáo dục rèn luyện thể chất - Bộ GD&ĐT (1993), Hướng dẫn xây dựng sử