Các nguyên tắc xác lập biện pháp

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 34)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.1.3. Các nguyên tắc xác lập biện pháp

Để công tác GDMT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đòi hỏi các biện pháp quản lý về GDMT được xây dựng và triển khai dựa trên cơ sở những nguyên tắc sau:

3.1.3.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nước, đó là những quan điểm, những chủ trương được đề ra trong các Nghị quyết, luật về MT và các chương trình hành động, các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của Ngành để đề ra những biện pháp tổ chức quản lý hoạt động GDMT phù hợp.

GDMT là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục ở trường THPT. Vì vậy, việc tổ chức GDMT và quản lý công tác GDMT phải nhằm đạt được mục tiêu GDMT nói riêng và mục tiêu giáo dục chung của trường THPT.

3.1.3.2. Đảm bảo tính hệ thống

Tính hệ thống thể hiện ở việc các biện pháp đề xuất, bên cạnh tính độc lập của nó, phải có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp khác và nằm trong hệ thống giáo dục chung của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần đảm bảo tính phối hợp đồng bộ, không xem nhẹ biện pháp nào. Việc thực hiện các biện pháp cần hướng đến mục đích chung là nâng cao hiệu quả công tác GDMT ở trường THPT.

3.1.3.3. Đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý giáo dục

Công tác quản lý nói chung, quản lý GDMT nói riêng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi các chủ thể quản lý nắm vững và thực hiện tốt các chức năng quản lý.

Nguyên tắc này đòi hỏi, trong quá trình đề xuất, thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDMT cần thực hiện theo phân cấp quản lý từ Sở GD&ĐT đến các trường THPT, đồng thời đòi hỏi các chủ thể quản lý thực hiện đúng các chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá.

3.1.3.4. Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn của nhà trường

Việc tổ chức GDMT và quản lý công tác GDMT chỉ có thể đạt được hiệu quả khi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS, cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường THPT và tình hình thực tế của mỗi trường và từng địa phương.

Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực trạng công tác GDMT và quản lý công tác GDMT ở địa bàn nghiên cứu và có khả năng triển khai, áp dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của các trường THPT tỉnh Kon Tum.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w