Nhóm biện pháp 3: Xây dựng nhà trường “xanh sạch đẹp

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 43)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Xây dựng nhà trường “xanh sạch đẹp

thân thiện”

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Mục đích của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của thầy và trò trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Phong trào thi đua này đã có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của đội ngũ CBQL, GV và HS các trường học trong công tác xây dựng trường lớp sạch đẹp, thân thiện với môi trường. Nhiều trường học ở tỉnh Kon Tum đã trở thành điểm sáng trong việc xây dựng trường lớp sạch đẹp. Trường học có đủ nhà vệ sinh hiện đại; hệ thống cây xanh được quy hoạch và chăm sóc cẩn thận; khuôn viên trường sạch, đẹp; lớp học được trang trí bằng các loại hoa, cây cảnh, ...

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

* Xây dựng lớp học “sạch - đẹp - thân thiện”

Các yêu cầu và tiêu chí cần đạt của tiêu chuẩn “Xây dựng lớp học sạch đẹp, thân thiện” mà HT cần chỉ đạo thực hiện là:

- Vệ sinh trong và ngoài lớp học sạch: Trong lớp phải có chổi, giỏ rác; luôn sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định; mỗi lớp phải đăng ký và tham gia chăm sóc, dọn vệ sinh một khu vực trong khuôn viên nhà trường sạch đẹp.

- Trang trí lớp học đẹp: Lớp học phải có khăn bàn và bình hoa ở bàn GV, hoa treo tường, ảnh Bác Hồ; có rèm tránh nắng gọn gàng, đẹp; trên tường phải sạch sẽ, không có các vết bẩn; bàn học luôn sắp xếp gọn gàng, không viết và vẽ lên bàn.

- Lớp học thân thiện: Các thành viên trong lớp đoàn kết, hợp tác trong học tập; không gây gỗ, đánh nhau trong và ngoài lớp; không vi phạm luật ATGT; giao tiếp ứng xử có văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh học đường, …

* Xây dựng khuôn viên trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn”

Để nâng cao nhận thức, trác nhiệm về BVMT cho GV và HS, đặc biệt là nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, nhà trường cần quan tâm xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm “xanh - sạch - đẹp”. Một số công việc cụ thể của HT cần làm là:

- Về xây dựng CSVC: Trong quy hoạch xây dựng phòng học, phòng làm việc của nhà trường phải tính cự ly cách xa đường giao thông để tránh ồn ào, ô nhiễm khói bụi xe, tàu. Khuôn viên trường phải xây dựng tường rào kiên cố để một mặt bảo vệ không gian đã đuợc quy hoạch, bảo vệ trật tự; mặt khác, để giữ gìn MT trường học khỏi bị xâm hại bởi các tác nhân bên ngoài.

- Tổ chức trồng cây, xây dựng bồn hoa trong khuôn viên trường. Công việc trồng cây bóng mát trong khuôn viên trường phải có quy hoạch, chọn lựa chủng loại cây trồng phù hợp như loại cây có tán rộng, rễ ít gây hại các công trình xây dựng, lá ít rụng …

- Khu vực vệ sinh của nhà trường phải đảm bảo các yêu cầu về diện tích, về hệ thống nuớc làm sạch. Phải có khu vệ sinh riêng cho cán bộ, GV và khu vệ sinh cho HS. Mỗi khu phải tách biệt dành riêng cho nam và riêng cho nữ. Khu vệ sinh cho HS cần nghiên cứu cách xa hệ thống lớp học, có lối đi sạch sẽ và hệ thống mái che mưa nắng.

- Tổ chức lao động giữ gìn vệ sinh trường, lớp: tổ chức cho HS lao động giữ gìn vệ sinh trường lớp mang ý nghĩa giáo dục rất lớn để BVMT. Vệ sinh trường lớp bao gồm vệ sinh lớp học hàng buổi, vệ sinh sân trường, nhà vệ sinh. Truớc hết, cần giáo dục cho các thói quen giữ gìn vệ sinh như không khạc nhổ bừa bãi, không vẽ viết bậy lên tường, lên bàn học, không vứt giấy loại, làm tốt nhiệm vụ quét dọn lớp vào cuối buổi học, nhà vệ sinh. Để công việc làm vệ sinh của HS đuợc duy trì thường xuyên, nhà trường cần đưa tiêu chí giữ gìn vệ sinh của khối các lớp vào tiêu chí thi đua hàng tuần và giao trách nhiệm cho Đoàn Thanh niên theo dõi, đánh giá hoạt động này định kỳ hàng tuần, hàng tháng.

- Vấn đề quản lý rác thải cần được HT quan tâm thường xuyên. Trong sân trường cần bố trí nhiều thùng rác di động, thùng rác phải được bố trí ở những góc hợp lý. HT cần hợp đồng với công ty Môi trường đô thị để xử lý rác thải trong nhà

trường. Không dùng tự đào các loại hố rác để xử lý vì vừa dễ đọng nước gây thối rữa, vừa gây ô nhiễm MT sống trong nhà trường.

Công tác vệ sinh trường lớp và BVMT trong trường học có tính thường xuyên, người HT cần phát huy vai trò thực thi, đôn đốc và kiểm tra kịp thời việc thực hiện của GV chủ nhiệm, GV bộ môn và các tổ chức, đoàn thể trong trường. Có như thế việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và BVMT trong trường học mới đảm bảo.

* Rèn luyện các kỹ năng sống thân thiện với môi trường cho HS

GDMT phải gắn liền với giáo dục kỹ năng sống cho HS. Muốn hình thành cho HS các kỹ năng sống liên quan đến BVMT, HT các trường THPT phải tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động xã hội, thông qua đó tạo điều kiện cho HS thực hành các kỹ năng BVMT. Ví dụ như tập cho các em thói quen đổ rác đúng nơi quy định; không vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ đồ hộp... Ngoài ra, giáo dục cho các em ý thức tiết kiệm như tận dụng viết hai mặt giấy hoặc định hướng các em giảm thiểu dùng bao bì nilon, tránh mua hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua sản phẩm có ghi “sản phẩm xanh”, sản phẩm không độc hại với môi trường, hàng hóa có bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần, không tìm thức ăn từ đặc sản quý hiếm,… Đồng thời hướng dẫn HS các kỹ năng hành động ứng phó với nguồn nước bị nhiễm phèn, chống xói mòn đất, chống cháy rừng, …

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

Để thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng lớp học sạch đẹp, thân thiện”, HT phải cần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và có thang điểm rõ ràng. Phong trào này đem lại hiệu quả thiết thực nhất trong hành động BVMT sống của HS, giúp các em có những nhận thức và hành động cụ thể trong công tác xây dựng MT sống trong lành, thân thiện với MT.

Để kiểm tra và đánh giá tốt nội dung “Xây dựng khuôn viên trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn”, HT các trường phải dựa vào hướng dẫn đánh giá và thang điểm của Bộ GD&ĐT quy định tại văn bản 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Cụ thể và liên quan đến công tác GDMT và BVMT là tiêu chí đánh giá trường THCS, THPT đạt các yêu cầu của nội dung 1 “Xây dựng trường

“1.1. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh (tối đa 5 điểm).

Kết quả cụ thể đạt được Điểm tối đa

Có tường (hàng rào) bao quanh, cổng, biển tên trường theo quy định của Điều lệ nhà trường, đủ diện tích theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, đủ phòng học sáng sủa, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách; có nhà tập đa năng, sân chơi, sân tập, phòng làm việc, phòng truyền thống.

1,0

Có đủ phòng học bộ môn, máy vi tính theo quy định (cấp THPT phải kết nối Internet tốc độ cao), thư viện và sách báo tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.

1,0

Có nhân viên và dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, đủ nước uống hợp vệ sinh và có giếng nước sạch hoặc nguồn cấp nước, hệ thống thoát nước; khuôn viên sạch sẽ; có cây xanh, vườn hoa, cây cảnh.

1,0

Có đưa vào văn bản nội quy về an toàn trên đường đi học, khi tham gia giao thông và an toàn về điện, phòng chống cháy nổ, thiên tai (bão lụt, sấm sét, lở đất,...), dịch bệnh.

1,0

Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định). 1,0 1.2. Tổ chức để HS trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên (tối đa 5 điểm).

Kết quả cụ thể đạt được Điểm tối đa Đã tổ chức cho HS trồng cây trong khuôn viên, ở di tích lịch sử,

văn hóa, cách mạng hoặc nơi công cộng (không có điều kiện trồng cây thì ngoại khóa về vai trò của cây xanh, rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hiệu ứng nhà kính, sự biến đổi khí hậu).

1,0

Đã tổ chức cho HS chăm sóc cây bóng mát, vườn hoa, cây cảnh. 1,0 Trường có trồng một số cây, cây thuốc phục vụ dạy và học. 1,0 Không có tình trạng HS của trường xâm phạm cây xanh, vườn

hoa, cây cảnh hoặc trèo cây xẩy ra tai nạn. 1,0 Những kết quả cụ thể khác (do Sở GDĐT quy định). 1,0

1.3. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (tối đa 5 điểm).

Kết quả cụ thể đạt được Điểm tối đa Đã có đủ nhà vệ sinh dùng riêng cho giáo viên, nhân viên và

riêng cho học sinh (đều bố trí riêng cho nam và nữ). 2,0 Nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp, hợp mỹ quan, không gây ô

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w