7. Phạm vi nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng về công tác GDMT ở các trườngTHPT tỉnh Kon Tum
2.2.2.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV, HS đối với công tác GDMT và BVMT Bảng 2.3. Mức độ nhận thức về công tác GDMT và BVMT Đối tượng khảo sát HT và phó HT GV HS SL % SL % SL % Rất cần thiết 39 75,0 132 66,0 315 63,0 Cần thiết 13 25,0 65 32,5 154 30,8 Chưa cần thiết lắm 0 0 3 1,5 31 6,2 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 Cộng: 52 100% 200 100% 500 100%
Qua khảo sát cho thấy: 100% HT và phó HT, trên 98% GV và 93% HS khẳng định công tác GDMT trong trường THPT là rất cần thiết và cần thiết. Tuy vậy vẫn còn 1,5 % GV và 6,2 % HS cho rằng GDMT không cần thiết lắm, điều đó chứng tỏ: Vẫn còn một bộ phận HS và GV chưa coi trọng công tác GDMT trong nhà trường, chưa thấy hết vai trò công tác GDMT trong việc BVMT và phát triển bền vững.
2.2.2.2. Thực trạng về đội ngũ GV giảng dạy GDMT
Đa số GV được bố trí dạy đúng môn được đào tạo. Tuy nhiên, ở một số trường còn có tình trạng GV dạy thêm môn thứ 2 do các môn này chưa có GV.
Các trường đã tập huấn và triển khai đại trà cho GV về nội dung tích hợp, lồng ghép GDMT. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giảng dạy tích hợp về GDMT ở một số trường khó khăn, vùng sâu còn thấp.
2.2.2.3. Thực trạng về CSVC và phương tiện dạy học GDMT
Hầu hết các trường THPT đang sử dụng CSVC dạy học các môn văn hóa để dạy lồng ghép GDMT như: phòng học, sân thể dục, phòng học bộ môn: (Vật lý, Hóa học, Sinh học…).
Về phương tiện dạy học: Ngoài các tài liệu tập huấn của Dự án GDMT và tài liệu hướng dẫn giảng dạy đã được Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, các HT đã có kế hoạch đầu tư thêm các thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin, tư liệu, phim ảnh cho GV để dạy GDMT.
2.2.2.4. Thực trạng về việc tổ chức thực hiện GDMT ở các trường THPT Kon Tum. 2.2.4.1. GDMT chính khóa
Công tác tổ chức cải tiến phương pháp dạy học của GV, lựa chon phương pháp dạy học GDMT của GV phù hợp với chương trình lồng ghép được thể hiện: Về mức độ thực hiện: TX (HT: 37,5%, GV: 27,2%), KTX (HT: 58,3%, GV: 66,9%), KTH (HT: 4,2%, GV: 5,9%). Về kết quả thực hiện: Tốt, khá (HT: 54,2%, GV: 50,3%), yếu (HT: 8,3%, GV: 9,4%).
2.2.2.4.2. GDMT không chính khóa
Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy mức độ thực hiện GDMT không chính khóa: KTX cao hơn TX và kết quả thực hiện, tỷ lệ khá nhiều hơn tỷ lệ tốt, tỷ lệ TB và tỷ lệ yếu vẫn còn cao; đồng thời kết quả thực hiện giữa GV và HS có độ chênh (tỷ lệ yếu HS: 18,5%, GV: 13,5%).
2.2.3. Thực trạng về quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác GDMT ở các trường THPT tỉnh Kon Tum
2.2.3.1. Thực trạng về quản lý công tác GDMT chính khóa 2.2.3.1.1. Quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy
HT các trường có sự quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch GDMT, phổ biến cho GV nắm vững chương trình, mục tiêu, nội dung, PPDH về GDMT. Hầu hết các HT quản lý tốt việc thực hiện chương trình, kịp thời phổ biến các tài liệu hướng dẫn của Bộ đến tận GV. Tuy nhiên, một số HT triển khai kế hoạch còn chung chung, chưa có kế hoạch cụ thể.
2.2.3.1.2. Quản lý giờ lên lớp của GV về giảng dạy GDMT
Hiệu trưởng thường xuyên chỉ đạo:
Công tác dự giờ, thăm lớp, thao giảng rút kinh nghiệm trong tổ:
Việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn, các điều kiện phục vụ học tập, thực hành, rèn luyện kỹ năng BVMT cho HS thực hiện khá tốt.
2.2.3.1.3. Quản lý sinh hoạt chuyên môn của các tổ bộ môn
Công tác chỉ đạo thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên môn về GDMT ở một số trường được tổ chức khá tốt. Còn một số HT chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, kiểm tra chế độ báo cáo của tổ chuyên môn. Nội dung sinh hoạt của một số tổ chuyên môn còn mang nặng tính hành chính sự vụ, chưa có kế hoạch cụ thể về GDMT; chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra để có hình thức động viên khen thưởng hoặc phê bình, điều chỉnh kịp thời.
2.2.3.1.4. Thực trạng về quản lý, tổ chức đổi mới PPDH GDMT
Công tác tổ chức đổi mới PPDH của GV được các HT quan tâm nhưng chưa thường xuyên, một số HT chưa chú ý đến những GV dạy kiêm nhiệm Một số HT, Tổ trưởng chuyên môn chỉ chú ý đến đổi mới PPDH của bộ môn mà ít quan tâm đến phần lồng ghép nội dung GDMT vào bài học.
2.2.3.1.5. Quản lý hoạt động của HS về công tác GDMT
HT các trường THPT đã quan tâm đến việc BVMT của HS trong và ngoài lớp học. Tuy nhiên, một số HT chưa có các biện pháp cụ thể để chỉ đạo việc theo dõi sự tiến bộ của HS về kỹ năng BVMT trong và ngoài nhà trường.
2.2.3.2. Thực trạng quản lý công tác GDMT không chính khóa
Các trường THPT đã có sự quan tâm chỉ đạo và triển khai khá hiệu quả. Đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.
2.2.3.3. Thực trạng tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác GDMT 2.2.3.3.1. Công tác bồi dưỡng GV về GDMT
Hằng năm việc tổ chức khảo sát, đánh giá GV giảng dạy GDMT của HT ít được thực hiện, không thường xuyên, từ đó HT chưa có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Công tác tự học, tự bồi dưỡng của GV hiệu quả chưa cao, chưa mang tính tự nguyện. Mặt khác tài liệu về GDMT ở thư viện còn ít, nên việc tự học, tự nghiên cứu về GDMT gặp khó khăn.
2.2.3.3.2. Việc thực hiện các chế định về GDMT
Các văn bản thực hiện các chế định về GDMT của cấp trên chưa được phổ biến đến GV kịp thời, chưa cụ thể hóa để trở thành quy ước thống nhất nên kết quả thực hiện thấp. Công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế định về GDMT chưa thường xuyên.
2.2.3.3.3. Về việc tổ chức, xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học phục vụ GDMT
Tất cả các HT đều quan tâm xây dựng CSVC để tạo MT sư phạm tốt trong nhà trường. Chính nhờ hiệu quả mang lại của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” mà các trường học trở nên xanh - sạch - đẹp hơn phù hợp với MT cảnh quan sư phạm nhà trường hiện đại.
2.2.3.3.4. Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động về GDMT
Công tác tổ chức, phối hợp của HT với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về GDMT nhìn chung là khá tốt. Tuy vậy, vẫn còn một số trường chưa chú ý đến việc BVMT ngoài khuôn viên nhà trường; chưa phối hợp với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư quanh trường để BVMT tốt hơn; chưa chủ động kết hợp với cha mẹ HS về công tác BVMT. Chưa phối hợp tốt với Đoàn Thanh niên tổ chức lao động vệ sinh MT để bảo đảm cho việc BVMT được tiến hành thường xuyên.
2.2.3.3.5. Công tác thi đua, khen thưởng
Công tác khen thưởng về GDMT đã được HT quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Đối với GV, HT khen thưởng về tổ chức hoạt động nhiều hơn khen thưởng về công tác giảng dạy GDMT. Về khen thưởng HS, tỷ lệ còn thấp, chưa động viên được HS trong công tác BVMT.