Phương hướng

Một phần của tài liệu đề tài chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế (Trang 98)

1 Nguồn: Bản tin 3 5 Tháng /

3.2. Phương hướng

Một là, trên c□ sở phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế trong những n□m qua □ối với việc xây dựng và thực hiện, từng bước hoàn thiện hệ

thống chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc vừa thể hiện

được quan điểm chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước về văn hoá đến năm 2020, vừa thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm chung để hoạch định chính sách đặc thù đối với vùng, làm cơ sở để các địa phương xây dựng, triển khai chính sách phát triển văn hoá cho phù hợp.

Tập trung xây dựng và hoàn thiện các chính sách quan trọng như chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ

tin học, thông tin và truyền thông, chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chính sách ưu đãi và hưởng thụ văn hoá... Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển văn hoá, cần chú ý lồng ghép chính sách văn hoá với các chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội, chính sách đối ngoại, chính sách đối với an ninh - quốc phòng.

Hai là, hướng mọi chính sách phát triển văn hoá vào việc xây dựng con người phát triển toàn diện, có nhân cách văn hoá, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên giới phía Bắc, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài ngày càng cao của quá trình giao lưu quốc tế.

Ba là, đối với vùng biên giới phía Bắc, chính sách phát triển văn hoá luôn luôn phải gắn với văn hoá của hơn 20 tộc người đang sinh sống ở trong vùng. Do vậy, đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị, tính đa dạng văn hoá, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc; đồng thời, xây dựng những giá trị văn hoá mới bắt kịp với sự phát triển của cả nước, của khu vực và thế giới, mang tính thời đại, ngang tầm với các đối tác.

Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách mới, để tạo ra các cơ hội, các điều kiện tốt nhất có thể nhằm nâng dần mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào, từng bước thu hẹp sự chênh lệch mức hưởng thụ văn hoá so với vùng đồng bằng và đô thị. Từng bước tiến tới xoá bỏ tình trạng cào bằng, rập khuôn máy

móc khi xây dựng và áp dụng các chính sách phát triển văn hoá đối với vùng biên giới phía Bắc, xác định đúng các khâu đột phá để đầu tư một cách hài hoà giữa điểm và diện.

Năm là, xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hoá, nhất là những người làm công tác văn hoá ở cơ sở đủ về số lượng, phong phú, đa dạng về các lĩnh vực hoạt động, phát huy cao độ niềm say mê, tính sáng tạo của đội ngũ những người làm công tác văn hoá trong vùng, tạo ra ngày càng nhiều những sản phẩm văn hoá có chất lượng tốt để phục vụ nhân dân, xem

đó là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn cản sự xâm nhập các sản phẩm phi v□

n hóa, phản văn hoá trong quá trình giao lưu quốc tế.

Sáu là, đi đôi với việc tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước (của cả Trung

ương và địa phương), huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho phát triển văn hoá, gắn kết chặt chẽ và sâu sắc hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế

với phát triển văn hoá, quốc phòng, an ninh quốc giạ

Bảy là, xây dựng chính sách phát triển văn hoá để văn hoá trở thành giá trị vô giá trong giao lưu quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập trong hiện tại và tương laị

3.3. Những giải pháp chủ yếu xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc trong thời kỳ mở rộng giao

Một phần của tài liệu đề tài chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)