1 Nguồn: Bản tin 3 5 Tháng /
3.3.3. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong vùng, đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hoá của đối tác bên kia biên giớ i và các
nước khác
Với hơn hai mươi tộc người sinh sống, vùng biên giới phía Bắc là một trong những vùng có sự đa dạng văn hoá vào bậc nhất của nước tạ Mỗi tộc người ở đây lại có một bản sắc riêng, thể hiện trong kiến trúc nhà cửa, đình, chùa, cách ăn, cách mặc, phương thức canh tác, trong phong tục, tập quán, lễ
hội và rất nhiều hoạt động của cá nhân, cộng đồng, khó lẫn vào đâu được. Tuy nhiên, không ít các giá trị văn hoá của các dân tộc trong vùng đã bị mai một do chiến tranh, do di dân, do sự giao thoa văn hoá và những tác động dữ dội của mặt trái cơ chế thị trường.
Muốn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, bản sắc văn hoá của các dân tộc trong vùng biên giới phía Bắc, trước hết cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng ta về dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta xác
định: "Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng
của nước tạ Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ"1. Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước ta cũng ban hành các chính sách nhất quán về công tác dân tộc và miền núị Hàng loạt các Chỉ thị, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, của các bộ, ngành có liên quan đến thống nhất tư tưởng đã nêu trong Nghị quyết 22/NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị (khoá VI): "Tôn trọng và phát
huy những phong tục tập quán và thực hiện văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.
Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hoá của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của c dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hoá chung của cả nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam".