1 Nguồn: Bản tin 3 5 Tháng /
3.1.3. Kinh nghiệm phát triển văn hoá vùng biên giới của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa
Quốc thời kỳ cải cách mở cửa
Hơn 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã tiến những bước dài về phát triển kinh tế - xã hộị Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn dẫn đầu châu Á và thay vị trí của Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người của một đất nước khoảng 1,3 tỉ người đã đạt khoảng 4.000 USD. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đạt được những thành tựu to lớn như vậy, một phần do họ
có những chính sách phát triển văn hoá đúng đắn, mang tầm chiến lược, thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hộị
Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định: chỉ có phát triển hài hoà cả kinh tế, chính trị, văn hoá, chỉ có làm tốt việc phát triển hai mặt văn minh vật chất và văn minh tinh thần thì mới tạo nên chủ nghĩa xã hội
đặc sắc Trung Quốc. Nền văn hoá XHCN đặc sắc Trung Quốc là lực lượng quan trọng thu hút và khích lệ nhân dân các dân tộc toàn quốc, là tiêu chí quan trọng của sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Gần đây, Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tiếp tục khẳng định: cần kiên trì phương hướng tiến lên nền văn hoá tiên tiến XHCN,
dấy lên cao trào xây dựng văn hoá XHCN, khuyến khích sức mạnh sáng tạo của văn hoá dân tộc, nâng cao "sức mạnh mềm" của văn hoá Trung Quốc, để
lợi ích văn hoá cơ bản của nhân dân được bảo đảm tốt hơn, để đời sống văn hoá xã hội ngày càng phong phú, đa dạng hơn...
Từđường lối phát triển văn hoá, Trung Quốc đã hoạch định hàng loạt các chính sách phát triển văn hoá cho cả trước mắt và lâu dài, có những chính sách hướng tới từng lĩnh vực, từng chuyên ngành văn hoá, có những chính sách hướng tới các vùng, miền, các địa phương và chính sách văn hoá đối ngoạị
Trung Quốc là một trong những nước có đường biên giới lớn nhất thế
giớị Đối với vùng biên giới, vùng có đông các dân tộc thiểu số, Trung Quốc
đề ra chương trình xây dựng "hành lang văn hoá biên cương vạn dặm" nhằm tăng cường việc xây dựng văn hoá vùng biên giới và vùng duyên hải của Trung Quốc, thúc đẩy văn hoá ở các địa phương này phát triển. Trung Quốc coi
đây là một chương trình trọng điểm của quốc gia, cần phải đầu tư lớn về nhân lực và vật lực cho các vùng nàỵ Trên thực tế, các địa phương vùng biên giới của Trung Quốc thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người ở các đô thị. Mức sống như vậy kéo theo mức hưởng thụ
văn hoá ở các vùng biên giới cũng thấp. Do vậy, Trung Quốc cũng đề ra chính sách đểđiều chỉnh nhằm thu hẹp dần khoảng cách đó. Nhà nước thực hiện chính sách "bốn ưu tiên" cho phát triển văn hoá ở các vùng này gồm:
Một, ưu tiên xây dựng cơ sở văn hoá nhằm xây dựng các thiết chế văn hoá và tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở văn hoá nàỵ Nhà nước (kể cả
Trung ương và địa phương) tăng đầu tư từ ngân sách để xây dựng các cơ sở
văn hoá, từng bước làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hoá của người dân.
Hai, ưu tiên đào tạo nhân tài văn hoá nhằm phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo các cá nhân có năng khiếu, nhất là các cá nhân là người dân tộc thiểu số để sau này họ trở vềđịa phương, trở thành những hạt nhân nòng cốt phát triển văn hoá.
Ba, ưu tiên giao lưu văn hoá đối ngoại nhằm một mặt quảng bá văn hoá
đặc sắc vùng biên giới Trung Quốc, mặt khác để các địa phương vùng biên giới Trung Quốc cũng có cơ hội và điều kiện học tập, tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoàị
Bốn, ưu tiên bảo vệ văn vật nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, nhất là các công trình kiến trúc, các di tích, văn hoá dân gian, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Nhà nước đã đầu tư những khoản tiền lớn để sưu tầm, biên soạn và xuất bản hàng trăm cuốn sách về văn hoá dân gian của các dân tộc.
Chương trình xây dựng hành lang văn hoá biên cương vạn dặm của Trung Quốc lại được gắn với các chương trình trọng điểm khác của quốc gia như chương trình xây dựng huyện văn hoá tiên tiến nhằm phát triển văn hoá ở
các vùng nông thôn; chương trình văn hoá về làng nhằm thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa thành thị và nông thôn, nhất là các vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn; chương trình tri thức, đẩy mạnh việc xây dựng các thư viện công cộng, các phòng đọc sách, báo; chương trình Bồ công anh nhằm xây dựng các vườn văn hoá cho thiếu nhi, chính sách văn hoá đối ngoạị.. Sự kết hợp các chương trình trọng điểm quốc gia này giúp cho các chương trình có thể tương tác lẫn nhau, vừa tăng cường vai trò của Nhà nước, vừa thúc đẩy xã hội hoá, làm cho mối quan hệ giữa chính sách vĩ mô (nhà nước Trung ương ban hành) và chính sách vi mô (địa phương ban hành) hài hoà hơn, thiết thực hơn.
Nhằm phát huy tài năng sáng tạo văn hoá nghệ thuật của người dân ở
các vùng biên giới, vùng dân dân tộc thiểu số, Nhà nước đã đặt ra "Giải
thưởng chim công" để trao tặng những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến cho việc phát triển văn hoá ở các địa phương nàỵ
Những chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa là những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình hoạch định các chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế.