Một số nội dung cơ bản trong chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu đề tài chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế (Trang 36 - 39)

1.3.1.1. Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, trong đó có vùng biên giới phía Bắc

Đây là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng ta xác định xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi

mới đất nước, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đến naỵ Chủ trương của Đảng là rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, phát huy lợi thế của từng vùng, tạo sự liên kết giữa các vùng.

Để phát triển hài hoà, bền vững vùng biên giới phía Bắc, cần phải từng

bước giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống dân cư, trình độ dân trí... Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, khai thác có hiệu quả tiềm năng thuỷ điện, khống sản, phát triển thuỷ lợi kết hợp với thuỷ

điện, sử dụng hiệu quả đất nơng, lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất

lớn cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung..., xem đó như là điều kiện để vùng biên giới phía Bắc "cất cánh", vừa là tiền đồn để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vừa là nơi có đời sống văn hố phát triển, mơi trường sống an toàn, thân thiện, xứng đáng là cửa ngõ quan

trọng để các nước khác vào Việt Nam và ASEAN. Bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hoá của hơn 20 tộc người trong vùng là một nhiệm vụ quan trọng để

đảm bảo sự phát triển hài hồ, bền vững.

1.3.1.2. Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển văn hố vùng biên giới phía Bắc, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ trương của Đảng là tăng cường các chính sách hỗ trợ, trước hết là nhằm mục đích nâng cao dân trí, xố đói giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, đặc biệt là ở các địa bàn giáp biên giớị Từ Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị (khố VI) đến Nghị quyết của các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X, XI sau này, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về Xây dựng và phát triển nền

văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đều nhất quán

với chủ trương đó.

Ở đây, cần nhấn mạnh một số chủ trương cụ thể như: Ưu tiên xây dựng

cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục - đào tạo, ưu đãi chế độ phụ cấp theo

nghề cho giáo viên và học bổng cho học sinh, sinh viên, tăng cường các phương tiện thơng tin đại chúng, các sản phẩm văn hố khác, chú trọng sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, sưu tầm và xuất bản văn hoá dân

gian, bảo tồn và phát triển nghề thủ cơng truyền thống, xây dựng những giá trị văn hố mới, xây dựng các thiết chế văn hoá, các câu lạc bộ, tài trợ cho các tác giả sáng tác về dân tộc và miền núi, đào tạo đội ngũ trí thức tại chỗ của

vùng, ưu đãi cán bộ văn hố cơng tác ở vùng biên giới phía Bắc, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bàọ..

1.3.1.3. Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế, văn hoá - xã hội tại các khu vực biên giới, nhất là tại các cửa khẩu

Đối với vùng biên giới phía Bắc, cần đặc biệt chú trọng phát triển hệ

thống giao thương, nhất là hệ thống đường bộ và đường sắt, xem đây là một bước đột phá để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của vùng.

Vùng biên giới phía Bắc cũng là vùng có nhiều cửa khẩu lớn nhất, sơi động nhất về giao lưu kinh tế và cũng phức tạp nhất về các vấn đề xã hội như tệ nạn, buôn lậụ..

Vì thế, khơng thể chỉ chú trọng giao thương kinh tế, mà phải đồng thời chú trọng cả các vấn đề văn hố - xã hộị Do vậy cần có chính sách để xây dựng mơi trường văn hố cửa khẩu, đời sống văn hoá cửa khẩu với những nét

đặc thù. Ưu tiên hỗ trợ giáo dục pháp luật, xây dựng các thiết chế văn hoá tiên

tiến, hiện đại mang bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển cơng nghiệp văn hố

để các sản phẩm văn hố chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trong giao lưu kinh

tế và văn hoá.

1.3.1.4. Xây dựng biên giới hữu nghị

Đây không chỉ là vấn đề an ninh quốc gia, mà cịn là vấn đề văn hố

trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế. Ngày nay, mơi trường hồ bình, ổn

định, thuận lợi cho hợp tác phát triển là mơi trường có tính văn hố cao và

ngược lại, mơi trường có tính văn hố cao mới là môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương cùng với Trung Quốc và các nước khác tiến hành phân định biên giới trên bộ và trên biển, giải quyết mọi tranh chấp và các vấn đề nảy sinh trên nguyên tắc tôn trọng độc

lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, trên cơ sở đàm phán và luật

pháp quốc tế. Đối với vùng biên giới phía Bắc, Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành việc phân định và cắm mốc biên giới trên bộ, đồng thời thoả thuận hàng loạt vấn đề có liên quan nhằm hướng tới xây dựng một đường biên giới hồ bình, hữu nghị, ổn định, làm cơ sở cho việc hợp tác phát triển lâu dàị

Một phần của tài liệu đề tài chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)