hiệu quả cho nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hố của vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế
So sánh với các vùng khác của cả nước như Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.. vùng biên giới phía Bắc có rất nhiều lợi thế. Vùng biên giới phía Bắc vừa có các địa phương nằm trong vùng văn hố Tây Bắc, vừa có địa phương nằm trong vùng văn hố Đơng Bắc. Sự giao thoa văn hoá này cùng với sự đa dạng văn hoá của các tộc người tạo nên bản sắc văn hố dân tộc, vừa có những nét riêng độc đáo, đặc sắc, khơng dễ gì trộn lẫn với văn hoá của các vùng khác trong cả nước. Như vậy, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá vùng biên giới phía Bắc cũng có nghĩa là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang hiện diện trong vùng.
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế, áp lực đối với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc là khơng hề nhỏ. Nếu khơng có những chính sách phát triển văn hoá một cách kịp thời, khoa học, đồng bộ thì trước những tác động dữ dội của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng sự giao lưu tự phát, thiếu tính định hướng sẽ dẫn đến tình trạng bản sắc văn hoá dân tộc bị mai
một, pha tạp một cách tuỳ tiện.
Chính sách phát triển văn hố đúng đắn sẽ giúp mỗi địa phương và tồn vùng nhận diện được thực trạng sự phát triển, biến đổi, cái mạnh, cái yếu, cái riêng, cái chung của đời sống văn hố, cái cịn, cái mất, cái nguy cơ mất... Từ
đó, các nhà hoạch định chính sách phát triển văn hố, cấp uỷ đảng, chính
quyền... lấy làm cơ sở để xác định mục tiêu, phương hướng, giải pháp cho
việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc.
Vai trị "bà đỡ" của chính sách phát triển văn hố đối với việc bảo tồn bản sắc văn hoá vùng thể hiện trên rất nhiều bình diện, rất nhiều việc làm cụ thể. Chính sách phát triển văn hoá với các mục tiêu chung sẽ giúp các địa phương trong vùng xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể cần bảo tồn những gì, những gì cần tập trung bảo tồn khẩn cấp trước nguy có mai một, những gì cần
bảo tồn trong tương lai với một chiến lược lâu dài và bước đi thích hợp.
Chính sách phát triển văn hố giống như những nguyên tắc tạo ra hành lang pháp lý của việc bảo tồn bản sắc văn hoá vùng biên giới phía Bắc. Điều đó
cũng có nghĩa là khơng thể bảo tồn một cách tuỳ tiện, chủ quan, thiếu cơ sở khoa học và tính chất pháp lý, bảo tồn bản sắc văn hoá vùng phải dựa trên những đặc điểm về địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hố hiện nay của tồn vùng và của mỗi địa phương. Trong bối cảnh vùng biên giới phía Bắc có q nhiều điểm nhạy cảm về dân tộc, tơn
giáo, về di dân tự do, về sự phân cực giàu - nghèo, về tội phạm và tệ nạn xã hội xun biên giớị.. thì chính sách phát triển văn hoá vùng trở thành một thứ cẩm nang để soi chiếu, từ đó mà đề ra lộ trình hợp lý nhất để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Chính sách phát triển văn hố cũng giữ vai trị "bà đỡ" cho việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của vùng biên giới phía Bắc. Vai trị này thể hiện
ở chỗ chính sách phát triển văn hố sẽ định hướng cho việc phát huy những
gì, nhằm mục đích gì trong truyền thống văn hố của toàn vùng, của các địa phương, của các dân tộc ngườị Phát huy ở đây phải trên cơ sở nguyên tắc đặt lợi ích của quốc gia của cộng đồng lên trên hết, hài hồ giữa lợi ích của quốc gia với lợi ích của các tộc người, các địa phương, không mâu thuẫn giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, khơng khép kín trong vùng, mà mở cửa với quốc gia và tiếp thu tinh hoa văn hố thế giớị
Chính sách phát triển văn hoá sẽ định hướng để tránh việc phát huy một cách xô bồ những giá trị văn hố khơng cịn phù hợp với hiện tại, hoặc phù hợp với tộc người này mà không phù hợp với tộc người khác, phù hợp với địa phương này mà không phù hợp với địa phương khác. Chính sách phát triển
văn hố sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý tìm ra được các giải pháp khả thi đối với từng vấn đề cụ thể cần phát huy, không ngộ nhận, cào bằng.
Bản sắc văn hoá dân tộc tồn tại trong các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, có mặt trong mỗi di tích lịch sử - văn hoá, mỗi sinh hoạt cộng đồng, gắng với mỗi bản làng... Để phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chính sách phát
triển văn hố sẽ là cơ sở để xây dựng các đề án khôi phục tinh hoa vốn cổ, tu bổ, tôn tạo các di tích văn hố vật thể, xây dựng các chương trình, mục tiêu, quy hoạch vào đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng.