1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H, 20,
3.3.6. Đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trịđể phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc
Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội đều là những chủ thể có thể xây dựng và ban hành các chính sách phát triển văn hoá. Tuy nhiên, mỗi chủ thể có một vị trí, vai trò khác nhau, cho nên chính sách văn hoá mà họ ban hành cũng có phạm vi, đối tượng chi phối, điều chỉnh khác nhaụ Ở đây, theo cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Do vậy, đặt vấn đềđổi mới là
đổi mới theo cơ chế vận hành nàỵ
Trước hết, Đảng cần nghiên cứu, tổng kết để xác định rõ và đầy đủ hơn
đường lối phát triển văn hoá vận dụng cho những vùng đặc thù như vùng biên giới phía Bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế. Đối với những vùng này, đổi mới công tác lãnh đạo phải gắn liền với phương châm địa bàn càng khó khăn, phức tạp, càng trọng yếu thì càng phải tăng cường công tác lãnh
đạo một cách sâu sát. Trên cơ sở dự báo đúng tình hình của những tác động khách quan và chủ quan, trên cơ sở thực tiễn xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển văn hoá thời gian qua, Đảng xác định những định hướng có tính chiến lược về phát triển văn hoá phù hợp với một vùng đặc thù như vùng biên giới phía Bắc. Từ đó, Đảng nâng cao vai trò lãnh đạo của mình thông qua việc đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực cho vùng, thông qua việc kiểm tra, giám sát.
Đổi mới công tác quản lý văn hoá của Nhà nước các cấp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Trước mắt, Chính phủ cần ban hành Nghị định riêng, mang tính tổng hợp và hệ thống về chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế. Tuy nhiên, về lâu dài, chính sách này cần được thể chế hoá ở mức độ cao hơn, nghĩa là
Quốc hội cần ban hành Luật về phát triển văn hoá của một vùng đặc thù như
vùng biên giới phía Bắc.
Nhà nước cần đổi mới công tác quy hoạch vùng nhấn mạnh đúng mức vị trí vai trò của văn hoá và các chính sách văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng biên giới phía Bắc. Với một vùng đặc thù như vùng biên giới phía Bắc, việc Nhà nước phân cấp quản lý rõ ràng, linh hoạt là cần thiết để
các địa phương chủđộng hơn trong việc hoạch định chính sách phát triển văn hoá phù hợp với địa phương mình.
Một trong những điểm mấu chốt, có tính đột phá trong lãnh đạo, quản lý là vấn đềđổi mới quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển văn hoá nói chung, đối với vùng biên giới phía Bắc nói riêng.
Chính sách phát triển văn hoá không phải lúc nào cũng cứ "dội" từ trên xuống, mà cần có một chiều từ dưới lên, nghĩa là nó phải mang tính đồng bộ, xuất phát từ đường lối, chính sách chung, nhưng phải phù hợp với thực tế và có tính khả thi caọ Để phát triển văn hoá thì chính sách phát triển văn hoá cần phải đi trước một bước, phải được ban hành sớm ít nhất 5 năm, tránh tình trạng "ăn đong", hoặc chính sách đi sau để giải quyết tình thế khi mà hậu quả đã xảy ra rồị
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển văn hoá đối với vùng biên giới phía Bắc, cần có sự kết hợp chặt chẽ sự chỉ đạo của Trung
ương với các địa phương, tránh cào bằng các địa phương, ưu tiên, ưu đãi rõ ràng, minh bạch. Chú ý sơ kết, tổng kết định kỳ hàng năm, kịp thời bổ sung các chính sách cần thiết, thay thế nội dung của chính sách không còn phù hợp trong thực tiễn.
Các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội cần xác định đúng
đắn vị trí, vai trò của mình trong quá trình tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc.
Phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể cũng chính là thực hiện dân chủ hoá việc xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế.
Đặc biệt, để phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc cần xây dựng chính sách phù hợp đối với bộ đội biên phòng, công an và đội ngũ giáo viên vùng biên giớị Đây là những lực lượng rất quan trọng bởi vì trên thực tế bộ đội biên phòng, công an vùng biên giới không chỉ làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia, mà họ còn kiêm "giáo viên", "kỹ sư" trồng trọt, chăn nuôi, "bác sĩ"... để giúp đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức chính trị, dân trí, bảo vệ sức khoẻ, phát triển kinh tế...
KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu đối với mọi quốc giạ Quá trình hội nhập đó cũng là quá trình mở rộng giao lưu quốc tế. Đó là thời cơ và cũng là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình đi tìm cho mình con đường phù hợp nhất để phát triển kinh tế - xã hộị Ngày nay, văn hoá đã trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất để các quốc gia tìm thấy cho mình con đường phát triển đó.
Đối với nước ta, vùng biên giới phía Bắc không chỉ là vùng "phên dậu" có tính chất chiến lược về mặt quốc phòng, anh, mà còn là vùng có tính chất chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế.
Vùng biên giới phía Bắc có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh, có những tỉnh được xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có nhiều tỉnh nằm trong chủ trương hợp tác "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt
Nam - Trung Quốc". Với tính chất quan trọng như vậy, mọt trong những chìa khoá để mở ra sự phát triển của vùng là xây dựng và thực hiện có hiệu quả
các chính sách phát triển văn hoá, nhất là trong bối mở rộng giao lưu quốc tế
hiện naỵ
Những năm qua, mặc dù chưa có riêng một hệ thống chính sách phát triển văn hoá cho vùng biên giới phía Bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế, nhưng trong rất nhiều văn bản thể hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chúng ta có thể hệ thống hoá các nội dung và sắp xếp lại để nhận diện được tương đối đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc. Đó là chính sách kinh tế trong văn hoá, văn hoá trong kinh tế, chính sách văn hoá đặc thù, chính sách xã hội hoá văn hoá, chính sách bảo tồn, phát
huy di sản văn hoá dân tộc, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng...
Dĩ nhiên, những chính sách đó còn chưa đề cập toàn diện, đầy đủ các vấn đề cần phải nêu ra, cần phải tác động đến. Có những chính sách tương đối hoàn thiện, nhưng cũng có những chính sách còn phiến diện, có tính chất tình thế, nhất thời, chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt chứ chưa đáp ứng được yêu cầu lâu dài, có tính chiến lược. Cũng có những chính sách phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, nhưng cũng có những chính sách còn bó hẹp, vụn vặt, chưa phản ánh được xu thế phát triển trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế
hiện naỵ
Tuy vậy, hệ thống các chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế đã ban hành đã thể hiện khá rõ tính chất ưu việt của chế độ ta, phản ánh đường lối phát triển văn hoá đúng đắn của Đảng, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành, các địa phương trong vùng thực hiện. Trên thực tế, các chính sách đó
đã đi vào cuộc sống, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả vùng, của từng địa phương, làm cho diện mạo của vùng có những sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt.
Trong quá trình thực hiện chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo, phát huy được nội lực, chứ không hoàn toàn ỷ
lại, trông chờ vào sựđầu tư của Trung ương.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc thời gian qua là:
Một, chính sách phát triển văn hoá phản dựa trên cơ sở thực tiễn điều kiện kinh tế - xã hội của vùng, của các địa phương trên cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và chiến lược 10 đến 20 năm của vùng, nhất là trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế.
Hai, chính sách phát triển văn hoá cần tăng tính chất đặc thù vùng, nhất là với một vùng biên giới, nhiều dân tộc thiểu số với rất nhiều sự nhạy cảm về
tôn giáo, dân tộc, di dân, tệ nạn xã hội, đặc biệt là vấn đề chủ quyền quốc giạ
Ba, chính sách phát triển văn hoá phải tạo ra mới liên kết các địa phương trong vùng để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Bốn, chính sách phát triển văn hoá phải tạo bước đột phá trên một số
lĩnh vực, nhất là về mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, tập trung tối đa cho các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Năm, chính sách phát triển văn hoá phải gắn với, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng, với các chính sách xã hộị Trong bối cảnh mở rộng giao lưu quốc tế, chính sách phát triển văn hoá không chỉ nhằm phát triển văn hoá, mà còn cần phải trở thành "người bạn" song hành cùng với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước tạ