Chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía Bắc có vai trị đòn bẩy trong chủ trương hợp tác "Hai hành lang một vành đai kinh tế

Một phần của tài liệu đề tài chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế (Trang 34 - 36)

trị đòn bẩy trong chủ trương hợp tác "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc"

Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hoá quan hệ vào năm 1991 sau nhiều th□ng trầm, biến cố căng thẳng, phức tạp. Với phương châm "16 chữ" và "4 tốt", hai nước chủ trương đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm đối tác chiến lược của nhaụ Với chủ trương hội nhập sâu rộng, phát huy lợi thế và từ thực tế quan hệ vùng biên giữa hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam với các địa phương của Việt Nam, hai nước quyết định hình thành hai hành lang

kinh tế là "Cơn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh" và "Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh" để cùng nhau tăng cường hợp tác toàn diện, cùng phát triển. Các tỉnh, thành phố của Việt Nam tham gia hai hành lang kinh tế này đều là các địa phương có vị trí chiến lược trong an ninh biên giới, trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc và cả nước. Chỉ riêng Thủ đơ Hà Nội đã góp hơn 20% GDP của cả nước. Còn các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, không chỉ là các địa phương để Trung Quốc vào Việt Nam, mà còn để Trung Quốc vào ASEAN và ngược lại, để ASEAN vào

Trung Quốc. Tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của các địa phương hai nước tham gia vào hai hành lang này đều còn rất lớn.

Vai trò đòn bẩy của chính sách phát triển văn hố vùng biên giới phía Bắc trong chủ trương hợp tác "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam -

Trung Quốc" thể hiện ở nhiều phương diện.

Chính sách phát triển văn hố vùng biên giới phía Bắc sẽ làm cho các địa phương trong vùng chuyển động nhanh và mạnh mẽ hơn về mọi mặt, mọi

lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hoá - xã hội, hướng đến sự phát triển bền vững. Trong quá trình hợp tác, muốn bình đẳng, khơng bị lép vế và khơng tự đánh

mất mình thì các địa phương của Việt Nam đều phải tự vượt lên, vươn lên, mạnh hơn, ngang tầm với đối tác.

Chính sách phát triển văn hố từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các địa phương trong vùng, trước hết là nhân lực đáp ứng yêu

cầu của các công ty liên doanh hoặc cơng ty 100% vốn nước ngồị Trong q trình hợp tác kinh tế, cần khắc phục tình trạng một thời phía Việt Nam góp vốn chỉ bằng đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, mà điều quan trọng hơn là

phía Việt Nam "góp vốn" bằng được những nhà quản lý giỏi, những người thợ lành nghề, làm chủ các phương tiện sản xuất tiên tiến, hiện đại, có khả năng làm chủ khoa học, cơng nghệ để khẳng định được "thương hiệu" nguồn nhân lực trong nước. Vì thế, nâng cao dân trí ln ln là khâu đột phá cả trong thời gian trước mắt và lâu dàị

Chính sách phát triển văn hố góp phần nâng cao bản lĩnh, ý chí, đạo

đức, lối sống, nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho nguồn nhân lực,

cách thức ứng xử vừa theo thông lệ, luật pháp quốc tế, vừa vẫn giữ được

những nét thông minh, tinh tế trong văn hoá ứng xử của người Việt Nam trong quá trình hợp tác kinh tế. Trong quá trình hợp tác kinh tế này, yếu tố "văn hố" khơng những khơng thể xem nhẹ, mà cịn phải đi đầu để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, làm cho yếu tố văn hoá trở thành nội lực bên trong của sản xuất, của q trình hợp tác kinh tế. Chỉ có như vậy phía Việt Nam mới hạn chế được rủi ro, khơng bị thua thiệt trong q trình "làm

ăn" với đối tác.

Chính sách phát triển văn hố làm cầu nối thân thiện, hữu nghị trong quá trình triển khai sự hợp tác "Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc". Chính sách phát triển văn hố cho phép các bên tìm ra và phát

huy ý nghĩa, tác dụng của những điểm tương đồng về dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, những nhu cầu văn hoá trong sản xuất, sinh hoạt và đời sống...

từ đó tạo ra sự tin cậy lẫn nhau trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế và

các lĩnh vực khác.

Chính sách phát triển văn hố cịn tạo ra sức đề kháng đối với những

thứ phi văn hố, phản văn hố có thể tràn vào nội địa bằng nhiều con đường

khác nhaụ Trên thực tế không phải mọi sự hợp tác đều đưa đến lợi ích và

hiệu quả như mong muốn. Trong hợp tác vẫn có sự cạnh tranh, vẫn có chuyện đối tác đơi khi gây khó dễ bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có

việc hoặc do vơ tình, hoặc do cố ý "tuồn" cho bên kia những sản phẩm phi văn hoá, phản văn hố.

Trong q trình hợp tác phát triển, chính sách phát triển văn hố vừa góp phần tạo ra "cầu", vừa góp phần tạo ra "cung" cho các bên hợp tác. Về phương diện này, chính sách phát triển văn hố điều chỉnh và kích thích nhu cầu tiêu dùng văn hoá, hướng các nhà đầu tư phát triển sản xuất và tổ chức hệ thống dịch vụ chất lượng ngày càng cao hơn, phát triển công nghiệp khơng khói, cơng nghệ xanh, cơng nghệ sạch, bảo vệ mơi trường sinh thái và mơi trường văn hố. Chính sách phát triển văn hố làm cho "chính sách kinh tế trong văn hố" và "chính sách văn hố trong kinh tế" được kết hợp với nhau hài hoà hơn, tạo nên sự ổn định của quá trình hợp tác.

Một phần của tài liệu đề tài chính sách phát triển văn hoá vùng biên giới phía bắc trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)