Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng

Một phần của tài liệu phân lập và xác định vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại một số huyện của tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 79)

khuẩn E. coli phân lập đƣợc

Hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột ngày càng cao trong những năm gần đây. Đây cũng chính là lý do giải thích cho việc tại sao kết quả điều trị bằng kháng sinh đối với bệnh tiêu chảy trong thời gian gần đây mang lại hiệu quả không cao.

Vì vậy, để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp giúp cho việc điều trị

bệnh tiêu chảy do E. coli gây ra cho lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có kết quả tốt, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh đối với 30 chủng vi khuẩn E. coli với 13 loại kháng sinh khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.12: Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli TT Loại kháng sinh Số chủng thử Mẫn cảm Kháng Số chủng Tỷ lệ (%) Số chủng Tỷ lệ (%) 1 Tetracycline (TE 30) 30 0 0 30 100 2 Sulphamethoxazole/ Trimethoprim (SXT 25) 30 2 6,7 28 93,3 3 Enrofloxacin (ENR 5) 30 10 33,3 20 66,7 4 Gentamicin (CN 30 30 22 73,3 8 26,7 5 Ampicillin (AML 10) 30 24 80,0 6 20,0 6 Cephalothin (KF 30) 30 27 90,0 3 10,0 7 Amikacin (AK30) 30 30 100 0 0 8 Apramycin (APR 15) 30 28 93,3 2 6,7 9 Ceftiofur (EFT 30) 30 30 100 0 0 10 Neomycin (N 30) 30 7 23,3 23 76,7 11 Lincospectinomycin (LS 109) 30 1 3,3 29 96,7 12 Streptomycin (S 10) 30 9 30,0 21 70,0 Bảng 3.12 cho thấy trong số 12 loại kháng sinh được thử thì 100% Các chủng E. coli phân lập được đặc biệt mẫn cảm với Amikacin và Ceftiofur.

Một số kháng sinh khác như: Gentamicin, Ampicillin Apramycin, và Cephalothin cũng có tỷ lệ mẫn cảm cao, lần lượt là 73,3%, 80,0%, 93,3% và 90,0%. Tuy nhiên, các chủng được thử đều kháng mạnh với Tetracyclin (100%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và một số loại kháng sinh thông dụng khác như: Streptomycin, Neomycin, Sulfamethoxazole/Trimethoprim, Spectinomycin và với tỷ lệ tương ứng là 70,0%. 76,7%, 93,3%, 96,7%. Một số kháng sinh mới đưa vào sử dụng như: Enrofloxacin cũng đã có kết quả kháng thuốc chiếm tỷ lệ đáng kể là 66,7%.

So sánh kết quả đạt được với một số tác giả trong nước nghiên cứu về khả năng kháng kháng sinh và mẫn cảm của vi khuẩn E. coli thì thấy không có sự sai khác nhiều:

Tác giả Đoàn Thị Kim Dung (2003) [5] khi thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli phân lập được đã cho biết: Vi khuẩn E. coli có tính kháng khá cao với các loại kháng sinh đã được dùng rộng rãi như Tetracycline (64,0%), Streptomycin (70,7%), Chloramphenicol (75,5%), và mẫn cảm mạnh với các kháng sinh mới như Ceftiofur (98,0%), Apramycine (93,0%).

Đỗ Ngọc Thúy và cs (2002) [53] khi kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của 106 chủng vi khuẩn E. coli phân lập được từ lợn theo mẹ bị tiêu chảy giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại các trại chăn nuôi lợn cho kết quả các loại kháng sinh đều mẫn cảm mạnh với vi khuẩn E. coli là Apramycin, Ceftiofur và Akamicin với các tỷ lệ lần lượt là 99,06%, 100% và 92,45%.

Khi tiến hành thử kháng sinh đồ với 4 loại kháng sinh Akamicin, Doxycilin, Ampicilin và Cefuroxim, Nguyễn Thị Kim Lan (2004) [16] cho biết vi khuẩn E. coli gây dung huyết ở lợn con 6 - 8 tuần tuổi phân lập được tại Bắc Giang và Thái Nguyên rất mẫn cảm với kháng sinh Amikacin, yếu hơn với Doxycilin, không mẫn cảm với 2 loại còn lại.

Nghiên cứu về tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli và

Salmonella, các tác giả đều cho rằng: sự quen thuốc của một số loài vi khuẩn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên nhân của hiện tượng kháng thuốc là do sử dụng không đúng kỹ thuật của con người và vì gen sản sinh yếu tố kháng kháng sinh nằm trong plasmid R (Resistance). Plasmid này có thể di truyền dọc và di truyền ngang cho tất cả quần thể vi khuẩn thích hợp (Falkow, 1975) [65].

Vì vậy, một số loại kháng sinh có tác dụng mạnh như Ceftiofur, Amikacin và Apramycin là những kháng sinh mới, hầu như chưa xuất hiện ở thị trường Việt Nam, nên vẫn mẫn cảm rất cao với các chủng vi khuẩn được thử; còn một số loại kháng sinh khác hiện đang được sử dụng trong phòng và trị bệnh cho lợn thì có tính mẫn cảm trung bình hoặc thấp hoặc kháng theo từng địa phương khác nhau. Vì vậy, cần phải có một chiến lược sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý để ngăn chặn kịp thời hiện tượng này vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới con người và môi sinh.

Một phần của tài liệu phân lập và xác định vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại một số huyện của tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)