Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân lợn ở 2 trạng thái
tiêu chảy và bình thường được kết quả thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli trong phân lợn con dƣới 2 tháng tuổi ở 2 trạng thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lấy mẫu (huyện) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) Định Hoá 13 13 100 11 10 90,91 Phú Lương 12 13 100 9 9 100 Đồng Hỷ 15 15 100 17 15 88,24 Tính chung 40 40 100 37 34 91,89
Kết quả cho thấy trong phân của các lợn khoẻ mạnh và tiêu chảy đều thấy sự có mặt của vi khuẩn E. coli, cụ thể như sau:
+ Trong số 40 mẫu phân lợn tiêu chảy được điều tra, đã phân lập được 40 mẫu có vi khuẩn E. coli, chiếm tỷ lệ 100%.
+ Còn ở lợn bình thường, trong tổng số 37 mẫu được kiểm tra, có 34 mẫu đã phân lập được vi khuẩn E. coli, chiếm tỷ lệ 91,89%.
Theo điều tra của Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [30] về tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn cho thấy ở lợn khoẻ có khoảng 20% mẫu phân xét nghiệm tìm thấy E. coli độc. Trong khi đó ở những cơ sở chăn nuôi có lợn bị tiêu chảy ở thể mãn tính E. coli độc có trong 100% mẫu phân xét nghiệm.
Hồ Văn Nam và cs (1996) [24] khi nghiên cứu vi khuẩn đường ruột nhận thấy vi khuẩn E. coli không chỉ là vi khuẩn thường xuyên có trong ruột lợn đang bú sữa và bội nhiễm khi ỉa phân trắng, mà nó còn tìm được thấy ở trong 100% mẫu phân lợn ở những lứa tuổi lớn hơn. Ngay ở lợn khoẻ mạnh, vi khuẩn E. coli cũng bội nhiễm theo lứa tuổi: trong 100g phân lợn 1-21 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tuổi, số lượng E. coli là 55,4 triệu. Con số đó tăng dần theo lứa tuổi, ở lợn 22-60 ngày tuổi là 90,9 triệu và 150 triệu vi khuẩn trong 100g phân lợn nái.
Trần Thị Hạnh và cs (1999, 2000) [9] đã nghiên cứu và cho thấy vi khuẩn E. coli không gây dung huyết và vi khuẩn Cl. perfringens là những tác nhân quan trọng gây bệnh ỉa chảy ở lợn con theo mẹ, đặc biệt là lợn con ở lứa tuổi dưới 1 tuần tuổi.
Theo Cù Hữu Phú và cs (2003) [31] lợn con theo mẹ bị mắc tiêu chảy với tỷ lệ khá cao, thấp nhất là ở trại quanh Hà Nội với tỷ lệ 23,45% và cao nhất là ở Thái Nguyên (30,08%). Mẫu phân lợn con bị tiêu chảy phân lập được vi khuẩn E. coli, chiếm tỷ lệ cao nhất (79,75%), tiếp đến là Cl.
perfringens (21,23%). Tác giả kết luận là vi khuẩn E. coli giữ vai trò chủ
yếu gây tiêu chảy ở lợn con.
Tác giả Nguyễn Thị Ngữ (2005) [26] cho biết tỷ lệ phân lập E. coli trong phân lợn không bị tiêu chảy là 83,8% và ở lợn bị tiêu chảy là 93,7%. Số lượng E. coli trong phân lợn không bị tiêu chảy là 63,1 triệu, tăng lên 126,4 triệu ở lợn bị tiêu chảy gấp 0,2 lần bình thường.
Các tác giả Trương Quang (2005) [38] khi phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân lợn bị tiêu chảy lấy tại địa bàn Hà Nội và Nguyễn Thị Kim Lan (2004) [16] phân lập E. coli từ các mẫu phân lợn bị bệnh phù đầu ở hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên đã thông báo rằng có 100% mẫu phân của lợn bị tiêu chảy và phù đầu phân lập được vi khuẩn E. coli.
Nhóm nghiên cứu của các tác giả Cù Hữu Phú và cs (1999) [32] đã phân lập được 60 chủng E. coli (85,41%) từ phân của lợn con đang bú sữa mẹ bị tiêu chảy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung, kết quả của chúng tôi có chênh lệch ít nhiều so với các nghiên cứu của một số tác giả khác trong nước, có thể do nhiều nguyên nhân: yếu tố địa lý, đặc điểm dịch tễ bệnh khác nhau của từng vùng, thời gian nghiên cứu...