Phòng bệnh

Một phần của tài liệu phân lập và xác định vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại một số huyện của tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 34)

Phòng bệnh là vấn đề quan trọng được quan tâm hàng đầu để giảm thiểu hội chứng tiêu chảy và tác hại của tiêu chảy tới chăn nuôi lợn con theo mẹ. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về phòng bệnh, nhưng tựu chung lại thì công tác phòng bệnh cho lợn con cần thực hiện các vấn đề chính sau:

1.3.1.1. Phòng bệnh bằng nuôi dưỡng, quản lý

Nuôi dưỡng lợn mẹ tốt, ổn định, không thay đổi thức ăn đột ngột. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, lợn con có ổ ấm, được sưởi ấm với nhiệt độ thích hợp trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ, tập ăn sớm cho lợn con và cai sữa sớm.

Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng tẩy uế chuồng trại trước khi đẻ. Chuồng khô sạch, không ứ đọng phân, nước. Khi cai sữa để đàn lợn con tại chuồng 1 - 2 tuần để tránh nhiễm các chủng E. coli khác (Trương Lăng,

2004) [17].

Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [18] cho biết để phòng bệnh lợn con phân trắng cần cần cải thiện các điều kiện nuôi dưỡng lợn nái và lợn con như sau:

- Nuôi dưỡng lợn nái đúng khẩu phần quy định bao gồm đủ lượng đạm, bột đường, vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng, chất béo vừa đủ… sẽ đảm bảo cho thai phát triển tốt và lợn con sau khi sinh ra có sức đề kháng với bệnh;

- Chú ý cho lợn con ăn thức ăn bổ sung sớm sau 1 tháng tuổi, trong đó có bổ sung các loại vi lượng, sulfat sắt, sulfat đồng, sulfat coban… sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con ỉa phân trắng;

- Giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, kín đáo, ấm về mùa đông và đầu mùa xuân, giữ khô ráo, chống ẩm ướt sẽ làm cho lợn con phòng được bệnh lợn con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ỉa phân trắng. Hiện nay, một số cơ sở lợn giống đã dùng đèn sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh, ẩm để phòng bệnh phân trắng cho lợn con và đem lại hiệu quả cao.

1.3.1.2. Phòng bệnh bằng vacxin và các chế phẩm sinh học

Bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh và thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý thì việc sử dụng vacxin cũng có hiệu quả cao trong việc phòng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi.

Lê Văn Tạo và cs (1993) [45] vacxin E. coli dạng uống chế tạo từ các

chủng E. coli gây bệnh phân lập từ các địa phương dùng cho lợn uống 3 - 4

lần sau khi đẻ. Vacxin có tác dụng phòng bệnh đạt tỷ lệ 70%.

Lê Hồng Mận (2004) [21] cho biết: Tiêm vacxin phòng bệnh như sau: - Tiêm phòng vacxin Vacoli (Cuba) cho lợn nái chửa với liều 2 ml trước khi đẻ 15 ngày, cho lợn con 1ml vào 8 và 14 ngày tuổi;

- Tiêm vacxin Neocolipor (Pháp) cho lợn nái chửa gần đẻ cách nhau 1 - 5 ngày với liều 2 ml/lần để tạo miễn dịch thụ động cho lợn con.Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [19]) vacxin được chế tạo từ các chủng E. coli gây bệnh

phân trắng ở lợn con phân lập ở các địa phương, thuộc các serotyp: O143, O147, O149, O129, O138, O127, O115, O8… vacxin chế dạng vô hoạt dùng tiêm cho lợn mẹ 1 - 2 lần trước khi đẻ. Lợn mẹ thu được miễn dịch sẽ truyền miễn dịch cho lợn con (miễn dịch thụ động) qua sữa, nhất là sữa đầu. Lợn con có khả năng chống đỡ với các chủng E. coli gây bệnh, hiệu quả đạt tới 60%.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, ngoài vacxin sản xuất trong nước thì vẫn đang lưu hành các vacxin do nước ngoài sản xuất như Neocolipor của hãng Nissan Chemical Industries, Litter Guard LT-C của hãng Embrex INC sản xuất phòng bệnh tiêu chảy do E. coli và Cl. perfringens, Rokovac của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hãng Bioveta, A.S phòng bệnh do E. coli và Rotavirus suis ở lợn, Porciliscoli

của hãng Intervet…

Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu cho rằng một số chế phẩm sinh học cũng có tác dụng phòng tiêu chảy ở lợn con và đã được ứng dụng trong thực tế như:

- Phan Thanh Phượng và cs (2006) [36] cho biết Công thú y cổ phần phát triển công nghệ nông thôn RTD đã sản xuất 3 chế phẩm sinh học có tác dụng phòng trị hội chứng tiêu chảy tốt là:

+ Lactovet: Là chế phẩm vi sinh được chế tạo từ chủng vi sinh vật

Lactobacillus acidophylus (LA) (5,5.108) bằng công nghệ lên men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích hợp, có công dụng giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế sự sinh trưởng của các vi sinh có hại, phòng chống tiêu chảy, kích thích tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ chuyển hóa, tăng cường sức đề kháng.

Cách dùng: trộn 500 g chế phẩm với 100kg thức ăn hỗn hợp, cho ăn trong suốt quá trình nuôi.

+ Men tiêu hóa cao cấp USB: Là chế phẩm sinh học được chế từ chủng Sacharomyces bouladi (SB). Chế phẩm có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột khống chế sự sinh trưởng của các vi sinh có hại, phòng chống tiêu chảy, kích thích tiêu hóa, nâng cao tỷ lệ chuyển hóa và tăng cường sức đề kháng của vật nuôi.

Cách dùng: trộn 1 kg chế phẩm với 100 kg thức ăn hỗn hợp, cho ăn trong suốt quá trình nuôi.

+ Lactovet soluble: Thành phần chính là tế bào LA (1011), có tác dụng trị các bệnh tiêu chảy cấp tính do E. coli và Salmonella gây ra, hỗ trợ chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách dùng: Dùng ngay khi bị tiêu chảy cấp tính. Để trị bệnh thì dùng 50 g cho 50 kg thể trọng, liên tục trong 4 ngày. Phòng bệnh dùng 50 g cho 100 kg thể trọng, dùng trong suốt quá trình nuôi.

Phạm Thế Sơn và cs (2008) [41] đã thử nghiệm khả năng kháng khuẩn và phòng trị tiêu chảy ở lợn con 1 - 90 ngày tuổi bằng chế phẩm EM-TK21, tác giả đi đến kết luận: EM-TK21 có tính kháng khuẩn mạnh đối với E. coli, Salmonella spp, Cl. perfringens. Trong thực tế, những cơ sở có lợn tiêu chảy

do vi khuẩn đã kháng thuốc, điều trị không khỏi, sử dụng EM-TK21 vẫn có hiệu quả cao.

Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2009) [7] khi nghiên cứu bào chế thử nghiệm cao mật bò và ứng dụng trong phòng bệnh phân trắng lợn con đã đi đến kết luận: Việc sử dụng cao mật bò bổ sung cho lợn con từ 1 - 21 ngày tuổi là mang lại hiệu quả tốt trong phòng bệnh phân trắng. Đây cũng là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm nên rất tiết kiệm, có thế áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn. Việc sử dụng cao ở nồng độ 20% là đạt kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu phân lập và xác định vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại một số huyện của tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)