trị thử nghiệm cho các lợn bị tiêu chảy. Để đánh giá được hiệu quả một cách khách quan. Các phác đồ được thực hiện có sự đồng đều tương đối về các tiêu chí cơ bản sau:
- Số lợn tiêu chảy ở cùng một địa phương được phân ra làm 2 lô tương ứng với 2 phác đồ điều trị bệnh.
- Số lần và ngày điều trị bệnh được dùng đồng đều trong các phác đồ. - Đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị căn cứ vào sự ổn định dần trạng thái phân, tình trạng ăn, uống ... sau 4 - 7 ngày, kể từ khi dùng thuốc.
2.3.2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp toán học thông thường và thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện.
Ứng dụng các phần mềm trong thống kê như: Excel, Minitab, Statgrhapic.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến dƣới 2 tháng tuổi tại Thái Nguyên lợn từ sơ sinh đến dƣới 2 tháng tuổi tại Thái Nguyên
3.1.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối với lợn con trước 60 ngày tuổi, các hệ cơ quan trong cơ thể của lợn chưa hoàn thiện. Lợn rất dễ bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hoá vì hệ tiêu hoá chưa có men Pepsin, khả năng tiết dịch vị còn chậm. Do lớp mỡ dưới da còn mỏng nên khả năng điều tiết thân nhiệt còn kém, lợn con rất dễ bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ và ẩm độ. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lúc mới đẻ ra trong huyết thanh lợn hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể được tăng nhanh khi lợn con được bú sữa đầu, nên khả năng miễn dịch của lợn con là thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua sữa đầu.
Các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng mạnh đến lợn con trong giai đoạn này như: khí hậu, thời tiết, điều kiện chuồng trại, kỹ thuật, chăm sóc, nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn của lợn mẹ...
Để đánh giá được tình hình tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi nuôi tại Thái Nguyên, chúng tôi đã chọn 3 huyện. Trong mỗi huyện, chọn 3 xã có chăn nuôi lợn nái sinh sản (qui mô gia đình và trang trại) điều tra tình hình tiêu chảy của lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 và minh họa ở biểu đồ 3.1 .
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện
Địa điểm (Huyện)
Tổng số lợn điều tra
(con)
Lợn tiêu chảy Lợn chết do tiêu chảy Số lượng
(con) Tỷ lệ (%) Số lượng
(con) Tỷ lệ (%)
Định Hóa 896 213 23,77 13 6,10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đồng Hỷ 1.125 312 27,73 18 5,77
Tính chung 2.934 816 27,81 50 6,12
Qua bảng 3.1 chúng tôi thấy các huyện trong phạm vi nghiên cứu của đề tài hầu hết đều xuất hiện lợn tiêu chảy. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi là khá cao, trung bình là 27,81% và ít nhiều có sự chênh lệch giữa các huyện. Trong đó, nơi có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao nhất là huyện Phú Lương với tỷ lệ là 31,87% và thấp nhất là tại huyện Đồng Hỷ (27,73%). Huyện Phú Lương là nơi có tỷ lệ chết do tiêu chảy là cao nhất 6,53%. Do đây là một miền núi, chuồng trại chật hẹp, ẩm thấp, có tập quán chăn nuôi còn nghèo nàn lạc hậu, chăn nuôi chưa đưa vào qui mô trang trại, họ chỉ chăn nuôi với hình thức nhỏ lẻ nên khi lợn bị mắc bệnh tiêu chảy thì thường bị nặng và dẫn đến chết, nên tỷ lệ chết ở đây là cao hơn so với huyện khác.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con gây ra thiệt hại về kinh tế là rất lớn do tỷ lệ cảm nhiễm bệnh của lợn con rất cao, tỷ lệ chết lớn. Do đó việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp phòng bệnh một cách có hiệu quả là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, việc theo dõi để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tuổi mà con vật mắc bệnh cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chết của lợn bệnh.
Theo nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới như Garabal và cs (1995) trong nghiên cứu tiến hành ở Tây Ban Nha đã xác định được tỷ lệ mắc ETEC ở lợn bị tiêu chảy, lứa tuổi dưới 15 ngày là trên 15% và trên 15 ngày tuổi là 23,9%. Oliveria và cs (1981) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nội, 1986) [29] đã xác định được tỷ lệ này ở Brazil là 25%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nội (1986) [29] điều tra ở một số tỉnh miền Bắc thấy tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, lên tới 95,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua tiến hành điều tra tình hình lợn con giai đoạn còn đang bú sữa mẹ tại 05 trại chăn nuôi lợn sinh sản ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy lợn bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là 28,36% và tỷ lệ lợn chết so với tổng số lợn điều tra là 4,45%. Theo Nguyễn Thị Ngữ (2005) [26] tại Hà Tây, lợn từ lứa tuổi 1- 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%. Sự khác nhau về tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết do tiêu chảy ở các huyện, thị xã trong nghiên cứu này ít nhiều có sự sai khác, có thể do thời điểm điều tra khác nhau, điều kiện, phương thức chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh ở mỗi vùng khác nhau (Cù Hữu Phú và cs, 2003) [31].
Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy và chết do tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại Thái Nguyên được thể hiện theo biểu đồ sau:
0 5 10 15 20 25 30 35
Định Hóa Phú Lương Đồng Hỷ HuyÖn
T
ỷ lệ
%
Tû lÖ tiªu ch¶y
Tû lÖ chÕt do tiªu ch¶y
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện