Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo ý kiến của nhiều tác giả, mặc dù các vi khuẩn E. coli có nhiều loại kháng nguyên, trong đó, có loại tạo miễn dịch phòng vệ cho vật chủ, có loại không tạo miễn dịch phòng vệ cho vật chủ, nhưng đều tham gia vào quá trình gây bệnh bằng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ và tham gia vào quá trình kháng lại các yếu tố phòng vệ tự nhiên của vật chủ. Trong các kháng nguyên (O, K, F) tham gia vào quá trình trên thì kháng nguyên O đóng vai trò quan trọng.
Theo Morris và cs (1977) [71] cho biết kháng nguyên O không phải là độc tố nhưng là yếu tố gây bệnh của vi khuẩn, giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng thực bào.
Các serotyp kháng nguyên O gây tiêu chảy ở lợn con thì có rất nhiều, nhưng tùy từng địa phương mà mức độ xuất hiện của các serotyp này với các tần suất khác nhau. Do đó để xác định các serotyp của các chủng E. coli phân
lập được tại một số huyện của Thái Nguyên, chúng tôi chọn 30 chủng vi khuẩn E. coli điển hình để thực hiện phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến
kính. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy tất cả 30 chủng vi khuẩn E. coli được kiểm tra đều cho phản ứng dương tính với 1 trong 6 serotyp kháng huyết thanh O. Trong đó, số chủng thuộc serotyp O149 là 12 chủng, chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,0%; số chủng thuộc các serotyp O141 là 5 chủng chiếm 16,7%, 3 serotyp O8, O101 và O139 là bằng nhau (mỗi serotyp có 3 chủng chiếm 10%), serotyp O138 có 4 chủng, chiếm tỷ lệ 13,3%.
Bảng 3.10: Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc từ lợn bệnh
TT Serotyp O Số chủng kiểm tra
Số chủng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 O8 30 3 10,0 2 O101 30 3 10,0 3 O138 30 4 13,3 4 O139 30 3 10,0 5 O141 30 5 16,7 6 O149 30 12 40,0 Tính chung 30 30 100
Theo tác giả Nguyễn Thị Nội (1986) [29] các chủng E. coli phân lập
được từ lợn con chủ yếu thuộc các serotyp O149: K88; O147: K88; O141: K88. Theo Lê Văn Tạo và CS (1993) [45], từ 50 chủng E. coli phân lập từ lợn con theo mẹ thì 15 chủng mang kháng nguyên bám dính K88 chủ yếu thuộc các serotyp: O141, O1, O149, O86, O111, O55, O26.
Theo Fairbrother (1992) [64], các seroyp O138, O139, O141 và O149 thuộc nhóm vi khuẩn ETEC và VTEC là các nhóm thường hay gặp nhất gây tiêu chảy cho lợn con sau cai sữa.
Bertschinger và cs (1992) [62] cho biết khi nghiên cứu về E. coli ở
Thụy Điển thì thấy đa số các chủng E. coli phân lập được thuộc serotyp O139 (25/32), ngoài ra còn có các serotyp O141, O149, O138.
Tác giả Vũ Khắc Hùng và cộng sự (2004) [17] khi xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng E. coli phân lập từ lợn con bị tiêu chảy ở
Cộng hoà Slovakia lại thấy rằng Serotyp O149 chiếm tỷ lệ cao nhất (77%) trong tổng số 220 chủng vi khuẩn được kiểm tra, serotyp O141 có tỷ lệ thấp hơn 4,5%. Các serotyp O2, O15, O101 và O157 có cùng tỷ lệ là 1,8%, còn lại các serotyp O8, O54, O84, O147 chiếm các tỷ lệ tương ứng là 6,3%; 2,2%; 2,7%; 2,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ở tỉnh Tiền Giang, các tác giả Bùi Trung Trực và cs (2004) [54] lại thấy các serotyp O8, O64, O142, O138 và O139 là phổ biến, trong đó O139 chiếm tỷ lệ cao nhất. Tác giả cũng đã suy luận là đàn lợn của tỉnh Tiền Giang có nguy cơ mắc bệnh phù đầu.
Cũng xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng E. coli phân lập
được ở lợn sau cai sữa ở những địa điểm lấy mẫu khác là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Khả Ngự (2000) [27] cho biết trong số 11 serotyp được xác định, O26 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,8%, tiếp theo là O139 chiếm tỷ lệ 13,9%, các serotyp O127, O111, O124, O125, O126, O86, O149 đều chiếm tỷ lệ 8,3%, còn serotyp O55, O128 chỉ chiếm tỷ lệ 2,8%. Kết quả của tác giả Nguyễn Khả Ngự ít nhiều có sự sai khác với các kết quả của nghiên cứu này, vì các mẫu được điều tra trong nghiên cứu của Nguyễn Khả Ngự có nguồn gốc là lợn mắc bệnh phù đầu, còn trong nghiên cứu này là mẫu được lấy từ các lợn trước và sau cai sữa bị mắc bệnh tiêu chảy.
Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt so với các nghiên cứu trên, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng serotyp kháng nguyên O149 chiếm tỷ lệ cao và là một serotyp chính gây bệnh cho lợn.