Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh bắc ninh tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 36)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Các nhân tố kinh tế-xã hội

2.2.2.1. Chính sách, chủ trương đường lối

Nắm bắt được vai trò của CNHT mà nhà nước ta nói chung và cấp

chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã ban ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm tạo cơ hội và động lực nhằm phát triển công nghiệp hỗ

trợ tỉnh Bắc Ninh.

- Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025".

- Quyết định 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên

phát triển.

- Quyết định số: 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

- Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài

chính quy định các chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ

trợ.

- Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ

phát triển công nghiệp hỗ trợ như Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế

cụm công nghiệp, Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ

và vừa.

29

Chính sách khuyến khích phát triển một số ngành CNHT, kèm theo nó là Quyết định số 1483/QĐ- TTg ra ngày 26/8/2011 về việc ban hành danh mục CNHT ưu tiên phát triển.

- Ngày 17/10/2012 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt QĐ 1556/2012/QĐ-TTg về Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tưởng Chính phủ với

tỉnh Bắc Ninh: Chú trọng phát triển các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hoặc

có khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Theo quyết định số 1831/QĐ-TTg của Thủ Tướng về phê duyệt quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong định hướng phát triển các ngành lĩnh vực có nêu tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực nhằm tạp ra chuỗi giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm công

nghiệp nội tỉnh.

2.2.2.2. Nguồn lao động

Với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế hiện là 603.806

người chiếm 56,9% so tổng dân số toàn tỉnh và chiếm 88,9% so với dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm. Tỷ lệ lao động trong các nhóm ngành công nghiêp-xây dựng

và dịch vụ đang có xu hướng tăng đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ.

Lực lượng lao động của tỉnh thuộc loại trẻ, lực lượng lao động ở nhóm tuổi 35-44 chiếm tỷ lệ cao nhất 27,17%, tiếp đến là nhóm tuổi 25-34 chiếm 24,55%. Tỷ trọng lực lượng lao động nữ chiếm trong tổng lực lượng lao động

nói chung có xu hướng giảm nhẹ, từ 52,2% năm 2006 giảm xuống còn 51%

năm 2011. Tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị tăng từ 9,7% năm 2006 lên 13,5% vào năm 2011.

30

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đều qua các năm từ 30,5% năm 2005 lên 48,3% năm 2011; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị liên tục giảm từ 4,0% năm 2005 xuống còn 2,8%, giải quyết việc làm bình quân hàng năm 25

- 26 nghìn lao động.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh dồi dào, lực lượng lao

động ở khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng

cùng với quá trình phát triển đô thị, hàng năm tạo được một số lớn lao động có việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ thì nhân lực là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, lao động không những phải đáp ứng đủ cho ngành mà còn phải có trình độ chuyên môn cao, cần các kỹ sư giỏi, công nhân bậc cao có đủ trình

độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn.

Song với thực trạng lao động của tỉnh củng như sự chú trọng đào tạo ở

tỉnh thì nhân lực là yếu tố góp phần không nhỏ trong sự hình thành và thúc

đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, cho nền kinh tế của tỉnh củng như cảnước. 2.2.2.3. Đầu tư

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, thách

thức, tỉnh Bắc Ninh vẫn thu hút được hơn 1,6 tỷ USD vốn đầu tư, với doanh thu xuất khẩu đạt trên 23 tỷ USD trong năm 3013, tăng 68% so với mức 13,7 tỷ USD của năm 2012, trở thành điểm sang của cả nước trong thu hút các nhà

đẩu tư trong và ngoài nước.

Bắc Ninh đứng trong top 5 toàn quốc về thu hút vốn đầu tư (sau Thái

Nguyên, Thanh Hóa, Bình Thuận và Hải Phòng) và đúng thứ ba về số lượng dự án (sau Thành Phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa) với 100 dự án đầu tư mới

(tăng 1,53 lần so với năm 2012) và tổng vốn đầu tư đăng lý mới và điều chỉnh

đạt hơn 1,6 tỷ USD, trong đó các dựán đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt

31

Đến nay, Bắc Ninh có 459 đơn vị FDI đang hoạt động trên địa bàn, với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh hơn 6 tỷ USD và 719 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký 78.938 tỷđồng.

Kết quả tăng trưởng của nền kinh tế và của ngành công nghiệp Bắc

Ninh đạt được như trên là do ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn qua

đã có sự tăng trưởng bứt phá do thu hút được các doanh nghiệp lớn của nước

ngoài đầu tư và sản xuất trên địa bàn. Cùng với sự xuất hiện của các tập đoàn

công nghiệp điện tử lớn, danh tiếng toàn cầu như Canon (2 dự án với tổng vốn

đầu tư là 130 triệu USD), Sumitomo đến từ Nhật Bản; Samsung (với dự án 1,5 tỷ USD), Orion đến từ Hàn Quốc; Foxconn, Mictac đến từ Đài Loan; Tyco Electronics đến từ Hoa Kỳ; ABB đến từ Thụy Điển… và gần đây nhất là Tập đoàn Nokia đến từ Phần Lan (với dự án hơn 300 triệu USD), ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử đã trở thành ngành chiếm ưu thế trong thu hút vốn FDI và giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Tới nay, các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút tổng cộng hơn 144.000 lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc, tăng 28.000 lao động so cùng kỳ.

Theo đó, việc thu hút đầu tư là một động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh. Bởi muốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh càng nhiều và giữ nhà

đầu tư thì việc đáp ứng yêu cẩu hỗ trợ cho họ là yếu tố cần thiết, chính vì vậy chính sách của nhà nước củng như của tỉnh cần thúc đẩy, tăng cường phát triển ngành công nghiệp này.

Hơn nữa, việc thu hút đầu tư là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể

tiếp thu khoa học công nghệ, củng như kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp chung, công nghiệp hỗ trợ được thúc tiến nhanh hơn và hiệu quả hơn.

2.2.2.4. Hạ tầng

Không chỉcó đầu tư, chủ trương, đường lối với lao động mà còn về cơ

32

một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội

và Hưng Yên. Hơn nữa, Bắc Ninh là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, cách Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng 110km.

Bắc Ninh có trục đường giao thông lớn chạy qua, nối liền tỉnh với trung tâm kinh tế, văn hóa,và thương mại của phía bắc.

- Đường quốc lộ 1A - Quốc lộ 1B mới

- Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện đi sân bay quốc tế Nội Bài, và đi cảng biển nước sâu Cái Lân, Quảng Ninh.

- Quốc lộ 38 tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc.

Hơn nữa, việc đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN ở tỉnh cần được xúc tiến

nhanh chóng để tạo môi trường khoa học, thân thiện nhằm thu hút và nắm giữ các nhà đầu tư.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tác động môi trường từ sản xuất

các KCN ngày càng được quan tâm như năm 2012 có 7 dự án bảo vệ môi

trường, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụcho giai đoạn vận hành của các dự án.

Từ những thuận lợi của hạ tầng giao thông ở tỉnh thì việc giao lưu, học hỏi củng như xuất khẩu, nhập khẩu dễdàng hơn.

Đó củng là yếu tố động lực để ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh phát triển một cách vững chắc hơn.

Nó không còn là yếu tố băn khoăn của các nhà đầu tư mà là một yếu tố

tích cực trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triểng công nghiệp nói chung và ngành CNHT nói riêng.

33 2.2.2.5. Thịtrường tiêu thụ

Nếu phát triển mạnh CNHT mà không có thị trường tiêu thụ thì củng

được coi là điểm thất bại của ngành CNHT song phát triển CNHT ở tỉnh Bắc Ninh lại là định hướng tốt của tỉnh.

Bởi các sản phẩm CNHT này có một thị trường lớn, nói cách khác là thịtrường tiềm năng của Bắc Ninh thúc đẩy sự phát triển CNHT.

Vì tỉnh có ngành công nghiệp phát triển với 9 KCN lớn trọng điểm của

đất nước với quy mô rộng và sản xuất đa dạng.

Hơn nữa, tỉnh nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên các trục hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng là một lợi thế cho việc phát triển hệ

thống phân phối sản phẩm của ngành CNHT tiềm năng, bởi Bắc Ninh có vị trí

đẹp để liên kết với các KCN, KKT và các doanh nghiệp khác ở các tỉnh lân cận.

Vị trí gần sân bay cảng biển thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm CNHT

2.2.2.6. Khoa học kỹ thuật

Một yếu tố quyết định đến sự phát triển CNHT sau này của tỉnh đang được

các cấp chính quyền quan tâm, chú trọng và tập trung đầu tư đó là khoa học công

nghệ.

Dù nắm bắt được lợi ích đó tỉnh đã nỗ lực thu hút đầu tư từ các nước lớn trước là nhằm phát triển công nghiệp, sau đó tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm,

chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các nước đó, phân phối nguồn vốn cho nghiên cứu ngày càng tăng song thực trạng phát triển khoa học, kỹ thuật củng không có

34

Chính vì vậy nó củng đã hạn chế sự phát triển CNHT của tỉnh, để đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định thì cần phát triển CNHT nhưng sau xa là phải có nền

khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nên tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong việc này.

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh bắc ninh tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)