Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh bắc ninh tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 51)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.3.2.Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh giai đoạn 2010-

Đến giai đoạn này thì khái niệm CNHT không còn mới mà nó ngày

càng được sự quan tâm thúc đẩy phát triển của các cấp chính quyền, địa

phương, hơn nữa nhờ sự đầu tư ngày càng mạnh vào tỉnh về mặt hàng điện thoại di động mà tỉnh đã nỗ lực phát triển CNHT cho mặt hàng này.

Nhưng điều đó vẫn không giúp CNHT trong giai đoạn này khởi sắc dù giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ngày càng tăng vụt bởi khối lượng đầu

tư ngày càng lớn.

Tuy nhiên, tốc độ tăng giá trị gia tăng khu vực FDI thấp hơn nhiều so

với tốc độ tăng giá trị sản xuất trong khu vực này. Điều này, thể hiện chi phí

trung gian của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khá cao.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do tuy sản xuất và lắp ráp

sản phẩm hoàn chỉnh tại Bắc Ninh nhưng các nhà đầu tư nước ngoài lại phải

nhập khẩu các loại vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm từ nước ngoài, đẩy chi phí đầu vào tăng cao.

Mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết cũng như mong muốn

của bản thân doanh nghiệp họ là nội địa hóa được 30% – 50% sản phẩm. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do ngành công nghiệp phụ trợ của

Bắc Ninh còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước

ngoài.

Theo thống kê sơ bộ, Bắc Ninh chỉ có 126 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc 4 nhóm ngành chính là: điện tử - tin học; cơ khí chế tạo; sản xuất

và lắp ráp ô tô; dệt may và da giày; vật liệu xây dựng.

Trong đó, chưa đến 100 doanh nghiệp hoạt động trong cụm ngành công nghiệp hỗ trợ về điện, điện tử và ô tô, xe máy với quy mô sản xuất còn rất nhỏ

44

Cụ thể, trong các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, có 67

doanh nghiệp về điện, điện tử và ô tô, xe máy, trong đó chỉ có 9/67 doanh

nghiệp Việt Nam với 58/67 doanh nghiệp FDI.

Ngoài khu công nghiệp tập trung chỉ có 13 doanh nghiệp FDI và 5 doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực này.

Điều đáng nói là phần lớn các doanh nghiệp kể trên đều hoạt động với

quy mô nhỏ và vừa (chiếm trên 60% số doanh nghiệp trong khu công nghiệp

và gần 80% số doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp). Thậm chí, có đến 30%

doanh nghiệp trong khu công nghiệp và 50% các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp hoạt động với quy mô siêu nhỏ.

Nhìn chung các mặt hàng của tỉnh đều có giá trị gia tăng tăng theo thời

gian ngoài sản xuất kim loại xó xu hướng giảm. Mặt hàng da và các sản phẩm

liên quan của ngành da giày có giá trị sản xuất tăng chậm nhất và thấp nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù giá trị sản xuất của mặt hàng SXSP điện tử, máy vi tính…và SX thiết bị điện cao nhưng các doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất các loại

phụ kiện, linh kiện điện tử, các thiết bị đơn giản sau đó cung cấp cho các

doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Giá trị gia tăng đối

với các sản phẩm của các doanh nghiệp này cũng rất nhỏ, hoạt động chưa

hiệu quả và doanh thu còn thấp.

Doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở mặt hàng có giá trị sản xuất cao, nhưng

hầu như chỉ sản xuất các sản phẩm có vốn thấp bởi trình độ khoa học kỹ thuật đang còn hạn chế.

45

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất một số mặt hàng CNHT tỉnh Bắc Ninh năm 2010-2012 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ 2012 SX da và các SP có liên quan 8 6 13 19 21 SX hoá chất và SP hoá chất 1519 1766 2693 3163 3568 SXSP từ cao su và plastic 2349 2293 4381 5250 6037 SX SP từ chất khoáng phi KL khác 3257 3769 4208 3909 4163

Sản xuất kim loại 7126 8450 9711 10544 9400

SXSP điện tử, máy vi tính, q. học 7942 16555 53731 162957 296134 SX thiết bị điện 2086 2371 3046 4723 8399 CN chế biến, chế tạo khác 29 52 22 21 24 Nguồn: tổng cục thống kê Bảng 2.4: Một số sản phẩm CNHT chủ yếu khác ĐVT 2010 2011 Sơ bộ Pre. 2012 Cát, sỏi khai thác Nghìn m3 670 576 612 Sợi các loại Tấn 2,364 1,697 1,458 Vải dệt các loại Nghìn m2 24,495 21,642 20,566 Sản phẩm bằng plastic Tấn 40,378 86,252 79,483 Kính xây dựng Tấn 175,943 192,421 169,654 Khí công nghiệp Tấn 41,291 47,490 46,250

Săm, lốp các loại Nghìn Cái 3,695 3,578 3,536

Gạch xây quy chuẩn Triệu viên 520 667 580

Gạch lát Granite Nghìn m2 3,917 4,762 4,587

46

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kể trên còn hoạt động nhỏ lẻ, riêng rẽ, chưa có sự liên kết. Các doanh nghiệp còn thiếu thông tin về thị trường, do

vậy không tìm được đối tác phù hợp và ổn định.

Điều này gây khó khăn cho không chỉ các doanh nghiệp sản xuất linh,

phụ kiện, bán thành phẩm mà còn gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp sản

xuất và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh bắc ninh tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 51)