5. Cấu trúc luận văn
3.3.3.5. Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế, và nguyên nhân trong phát
phát triển CNHT tỉnh Bắc Ninh
a) Thành tựu đạt được
Qua việc xem xét, phân tích đánh giá hiện trạng phát triển CNHT toàn tỉnh và các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, có thể đánh giá thành tựu đạt được như sau:
240,5 108000 36000 2,5 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Cty TNHH Flexcom Cty TNHH Hi- Tech VINA Cty TNHH Crucialtec VINA Cty TNHH MYUNG TECH VINA Nghìn SP/năm NghìnSP/năm
55
- Các cấp chính quyền đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc phát triển ngành CNHT, từ đó đã tập trung và tăng cường, chú trọng thúc đẩy phát triển CNHT.
- Ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được hình thành và từng bước có những bước phát triển mạnh, trong đó tập trung vào CNHT của 5
ngành công nghiệp lớn đó là ngành công nghiệp thiết bị, điện tử; công nghiệp
hóa chất; công nghiệp dệt-may, giầy-dép; công nghiệp vật liệu xây dựng;
công nghiệp ô tô, xe máy.Điều này cho thấy CNHT Bắc Ninh đã có những bước phát triển đáng kể và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại và bền vững.
- Đã hình thành khá rõ nét một số lĩnh vực CNHT như CNHT phục vụ công nghiệp sản xuất, lắp ráp điện thoại di động; CNPT ngành thiết bị, điện tử, CNHT ngành công nghiệp hóa chất; CNHT ngành dệt-may, giầy-dép; CNHT ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số ngành CNHT giai đoạn 2006-2010 có tỷ trọng lớn và tăng trưởng với tốc độ cao như CNHT ngành
sản xuất thiết bị điện tử tăng 36,38%/năm; CNHT ngành hóa chất tăng
25,4%/năm, CNHT ngành dệt-may, giầy-dép tăng 3,8%/năm, CNHT ngành
vật liệu xây dựng tăng 2,1%.
- Công nghiệp hỗ trợ phát triển đã là thuận lợi nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực CNHT và các lĩnh vực sản xuất thành phẩm khác như điện thoại di động, sản phẩm hóa chất.
Bên cạnh đó, sự phát triển của CNHT thời gian quan đã hình thành mối liên kết sản xuất giữa các thành phần kinh tế giữa cơ sở sản xuất trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất CNHT vệ tinh cho các doanh nghiệp lắp ráp. Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng trong việc tiếp tục tăng cường mối liên kết trong sản xuất giữa các thành phần kinh tế trong thời gian tới.
56
Sự phát triển nhanh của các lĩnh vực CNHT này đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực phát triển nhanh (như ngành cơ khí, ngành thiết bị, điện tử) và các ngành công nghiệp như ngành thiết bị, điện tử, dệt may, giầy dép...củng đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu
của tỉnh.
- Ngành CNHT phát triển đã cung cấp cho tỉnh và cả nước một khối lượng lớn các sản phẩm CNHT phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực, đặc biệt là CNHT ngành thiết bị điện tử và CNHT cơ khí góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá một số sản phẩm như sản xuất lắp ráp điện thoại di
động.
b) Một số tồn tại, nguyên nhân + Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua việc phát triển CNHT cũng còn nhiều khó khăn tồn tại, cụ thể:
- Dù CNHT đã hình thành và phát triển ở tỉnh Bắc Ninh nhưng nhìn chung sản phẩm CNHT của các ngành công nghiệp chủ lực còn khá khiêm tốn.
Ngoài một số lĩnh vực CNHT ngành thiết bị, điện tử khá phong phú về
chủng loại nhưng chỉ là các sản phẩm đơn giản, còn lại các lĩnh vực khác mới dừng lại ở một vài sản phẩm linh kiện (như lĩnh vực cơ khí chế tạo, CNHT ô tô, xe máy, CNHT dệt may-da giày), mặc dù những lĩnh vực này rất có nhiều tiềm năng cho phát triển đa dạng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Sự kém phong phú về chủng loại các sản phẩm CNHT đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm do phải nhập khẩu chi tiết, linh kiện, thiết bị điện tử, nguyên liệu với chi phí cao hơn.
57
- Sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ chế tạo còn thấp, chủ yếu là gia công và lắp ráp cụm linh kiện, sản xuất sản phẩm đơn giản là chính. Bên cạnh đó, CNHT sản xuất nguyên, vật liệu (công nghệ vật liệu) như sắt, thép, kim loại, vải, phụ kiện may mặc, hàng điện tử, linh kiện, chất dẻo chưa
phát triển, chủ yếu phải nhập khẩu, do đó sản phẩm CNHT có giá trị gia tăng
thấp, sử dụng nhiều lao động.
- Trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành CNHT nhìn chung còn thấp, nhiều lĩnh vực mang tính công nghệ cao, hiện đại như công nghiệp
điện, điện tử, linh kiện, cơ khí nhưng trình độ nguồn nhân lực còn thấp. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất sản phẩm CNHT và giảm khả năng
cạnh tranh của các sản phẩm CNHT trên thị trường trong nước và thế giới,
dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành CNHT còn chưa cao.
- Công nghệ sản xuất các sản phẩm CNHT còn ở trình độ thấp, chưa thu hút được công nghệ cao, công nghệ nguồn trong sản xuất các linh kiện, phụ tùng đòi hỏi kỹ thuật cao như vi mạch, linh kiện, chíp, chế tạo chi tiết phức tạp như các con chíp điện thoại di động. Với công nghệ hạn chế tỉnh chỉ
mới sản xuất được các sản phẩm hỗ trợ đơn giản như vỏ ốp, chân xạc... cho
điện thoại di động. Sản xuất chủ yếu từ việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ giản đơn là chính.
- Các doanh nghiệp sản xuất CNHT trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng và quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước sản xuất CNHT chỉ có khả năng sản xuất một số sản phẩm đơn giản. Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài mới hình thành ở mức sơ khai, phạm vi hẹp.
- Các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia vào trong hệ thống sản xuất sản phẩm CNHT của các tập đoàn lớn, do thiếu thông tin cũng như năng lực sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các nhà
58
lắp ráp, hơn thế nữa các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn trong việc tiếp cận thịtrường xuất khẩu.
- Trên địa bàn Bắc Ninh không có cảng biển, sân bay để phục vụ Xuất khẩu
+ Nguyên nhân tồn tại
Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể đánh giá như sau:
- Thời gian qua, Việt Nam đã có bước tăng trưởng kinh tế khá, tuy
nhiên so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippines quy mô thị trường trong nước vẫn còn tương đối nhỏ với dân số hơn 85 triệu dân, cũng hạn chế đến quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, do thị trường của các loại hàng hóa còn phân tán,
đồng thời chịu sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hóa nhập lậu.
- Chính sách khuyến khích phát triển CNHT mới được hình thành
(Quyết định số: 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/2/2011), các sản phẩm CNHT thực hiện theo chính sách chung, do đó chưa có những ưu tiên, khuyến khích phát triển đối với từng ngành CNHT. Thực tế cho thấy chính sách công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Nhà nước có ảnh
hưởng chung trên toàn quốc, kể cả Bắc Ninh. Do đó cần phải hoàn thiện một chính sách công nghiệp, trong đó có ưu tiên CNHT và cần phải tập trung vào xây dựng những chính sách về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ kỹ thuật cao để thu hút phát triển các ngành CNHT.
- Trong tình hình hội nhập kinh tế ngày càng sâu, thị trường ngày càng mở rộng nhưng doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tham gia hệ thống sản xuất CNHT của tập đoàn, công ty đa quốc gia đó và Nhà nước cũng rất khó khăn trong việc hoạch định chính sách, định hướng chiến lược cho phát triển những ngành CNHT phục vụ phát triển các ngành công nghiệp chủ lực bởi
59
ngành cơ khí, điện - điện tử đang diễn ra rất quyết liệt, các tập đoàn xuyên
quốc gia luôn nắm vai trò quyết định trong chiến lược phát triển và chi phối hoạt động của ngành. Từng hãng, từng quốc gia đều có chiến lược riêng về tổ chức sản xuất vệ tinh và phân chia thị trường.
- Môi trường đầu tư, như: Hạ tầng kỹ thuật (điện, thông tin), nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự đảm bảo các điều kiện để hấp dẫn, thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, CNHT vào tỉnh Nắc Ninh nói riêng, cũng như Việt Nam nói chung (ngay thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành các khu công nghệ cao, tuy nhiên thu hút các nhà đầu tư cũng còn rất hạn chế). Đây là một trở ngại rất lớn trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch về phía các ngành CNHT, nhất là CNHT ngành thiết bị điện tử, cơ khí mang tính kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, hàm lượng công nghệ cao.
- Bên cạnh đó, hiện nay mặc dù môi trường chính sách ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động nhưng chính sách pháp
luật thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi bổ sung, điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thu hút phát triển ngành CNHT.
- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho phát triển CNHT nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển các sản phẩm CNHT có chất lượng cao và khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Với các ngành CNHT đòi hỏi công nghệ chế tạo tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao thì nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các sản phẩm này đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp của Bắc Ninh chưa đủ về số lượng và
chất lượng, do đó rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực
CNHT, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại.
- Thông tin về phát triển các lĩnh vực, sản phẩm CNHT còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc hợp tác phát triển, chia sẻ
60
thông tin là hết sức cần thiết nên cần phải chú trọng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp có nhu cầu hoặc có năng lực sản xuất nhiều sản phẩm CNHT, tuy
nhiên do thiếu thông tin nên không thể sản xuất, tiêu thụ hoặc tìm nhà cung cấp những sản phẩm linh phụ kiện đáp ứng nhu cầu. Điều này dẫn đến giữa doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp không gặp nhau, nên không thể hợp tác sản xuất để cùng phát triển.
- Thiếu sự liên kết chặt chẽ và rộng rãi giữa các doanh nghiệp CNHT với nhau, giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài. Bởi các doanh nghiệp trong nước vốn ít, lạc hậu về công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ không cao; doanh nghiệp chưa đủ
thông tin về nhau, do đó chưa tìm ra được nhu cầu của nhau. Chất lượng một số sản phẩm CNHT của doanh nghiệp trong nước còn thấp, chưa đồng đều và
giá thành cao, chưa đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
3.1.1. Quan điểm phát triển
- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh một cách bền vững gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội.
- Phát triển CNHT phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp của tỉnh với công nghệ tiên tiến,
có tính cạnh tranh cao.
Trước mắt tỉnh Bắc Ninh xác định gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản
phẩm công nghiệp chủ lực, lâu dài cần phấn đấu CNHT của tỉnh thành một
mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền
sản xuất trong nước và quốc tế tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.
- Đồng thời, phát triển CNHT trên cơ sở phát huy và tăng cường tối đa năng lực đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn, đa quốc gia nhằm tranh thủ khả năng về vốn, trình độ công nghệ tiên tiến, tiến tới nhận chuyển giao công
nghệ cao, công nghệ nguồn cho năng lực nội sinh của tỉnh.
Đặc biệt, Bắc Ninh sẽ tập trung phát triển ngành CNHT một số lĩnh vực
mũi nhọn là điện, điện tử và hóa dược phẩm.
- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ một số lĩnh vực trọng tâm,
đặc biệt là CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô và CNHT điện tử-tin học.
- Phát triển CNHT cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi sinh, môi
62
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, có thể tham gia vào việc sản xuất và cung cấp phần lớn các linh
kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, có thể tham gia vào việc sản xuất và cung cấp phần lớn các linh
kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
Đến năm 2020, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, có thể tham gia vào việc sản xuất và cung cấp phần lớn các linh
kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
3.2. Một số định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh.
Từ năm 2005 tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành: Quy hoạch tổng
thể phát triển KT – XH của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm đổi mới,
nâng cao rõ rệt đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân trong tỉnh, xây dựng cơ sở vật chất KT – XH.
Xây dựng Bắc Ninh thành tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh, đóng vai
trò động lực trong vùng đồng bằng sông Hồng, đến năm 2015 trở thành tỉnh
63 phát triển các ngành CNHT của tỉnh:
- Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn theo hướng
công nghệ cao, sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hạn chế
các ngành công nghiệp gia công, lắp ráp, các ngành có nguy cơ gây ô nhiễm