5. Cấu trúc luận văn
3.3.3.3. Thực trạng phát triển các sản phẩm CNHT chính tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước hình thành ngành CNHT.... Theo định hướng phát triển CNHT, Bắc Ninh cần phát huy mạnh mẽ lợi thế "vùng Thủ đô" để định vị năng lực và cũng định vị nhà
đầu tư chiến lược, những sản phẩm hỗ trợ nòng cốt, đó là phát triển những linh kiện hỗ trợ cho sản phẩm chính của tỉnh đặc biệt là điện thoại di động.
5 ngành CNHT ở Bắc Ninh:
(1) CN sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy: không phát triển nhiều ơ Bắc Ninh, với quy mô nhỏ và kém phát triển.
(2) CN điện tử-tin học: Đây là lĩnh vực ưu tiên nhất vì là ngành công nghệ cao phục vụ cho các DN trong và ngoài tỉnh;
(3) CN cơ khí chế tạo: Ngành cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng phục vụ cho sản xuất hầu hết các linh kiện, phụ kiện của các ngành. Ngành cơ
khí không những phục vụ lắp ráp ô tô, xe máy, điện thoại di động mà còn phục vụ tiêu dùng hay các ngành hàng khác;
(4) CN dệt may, da giày: Cần có CNHT để phát triển vì hiện nay tại Bắc Ninh đã có các DN lớn. Ngành dệt may, da giày phải nhập khẩu phần lớn các nguyên liệu, phụ kiện nên cần có CNHT để giảm nhập siêu;
(5) CN sản xuất vật liệu xây dựng: Cần có CNHT để nâng cao mức độ
tự động hóa trong quy trình sản xuất, giảm nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu mà trong nước đã tự sản xuất được.
47
a. Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy
Quá trình, dây chuyền trong công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy
bao gồm: Công nghệ nguyên vật liệu; Công nghệ chế tạo linh kiện; Công nghệ lắp ráp cụm; Công nghệ hoàn thành sản phẩm. Trong đó, các bước công nghệ nguyên vật liệu và công nghệ chế tạo linh kiện, lắp ráp cụmlà lĩnh vực công nghệ sản xuất của công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành sản xuất, lắp
ráp ô tô xe máy. Bước công nghệ hoàn thành sản phẩm là phần lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Năm 2010 trên địa bàn tỉnh đã có doanh nghiệp sản xuất lắp ráp Ô tô tải hạng nhẹ với công suất thiết kế 20.000 xe/năm đi vào hoạt
động, nhưng giá trị sản xuất còn nhỏ
Nếu theo các bước công nghệ ở trên, công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy của Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào bước công nghệ chế
tạo và lắp ráp tổng thành. Do đó, công nghiệp hỗ trợ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy mới dừng lại ở sản xuất một số linh kiện, phụ tùng mà nguyên liệu chủ
yếu nhập khẩu.
Nhìn chung ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy ở tỉnh Bắc Ninh đã hình thành từ sớm song không được chú trọng đầu tư sản xuất nên ngành không phát triển, còn kém. Chủ yếu sản xuất các linh kiện, nổi bật nhất là sản xuất săm lốp các loại (năm 2012 đạt 3,536 nghìn cái) để phục vụ cho
công đoạn lắp ráp.
b. Công nghiệp thiết bị, điện tử
Điện tử-tin học-viễn thông là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng
lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu, đánh giá như một ngành công nghiệp chung là công nghiệp điện tử. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử thường được hiểu bao gồm các lĩnh vực:
- Sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông).
48 - Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử
- Công nghiệp phần mềm - Dịch vụ
CNHT cho ngành công nghiệp điện tử tại Bắc Ninh có thể được hiểu là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử (ngoài các sản phẩm của công nghiệp bán dẫn), các bộ phận linh kiện và các vật tư khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, các linh kiện có thể được lắp ráp thành cụm linh kiện.. Đứng trên quan điểm dài hạn, Bắc Ninh cần phải
thúc đẩy ngành CNHT cho công nghiệp điện tử. Thuật ngữ được sử dụng ở đây chỉ các nhóm ngành cơ bản dựa trên công nghệ sản xuất các linh kiện phụ
(linh kiện điện tử thụ động, cụm linh kiện, tấm đế bảng mạch, linh phụ kiện
cơ, nhựa, cao su, chất dẻo, vỏ, giá đỡ, giắc nối, phích cắm, dây dẫn) liên quan
đến công nghệ chế biến, hóa chất, gia công máy chính xác, đúc nhựa, đóng
dấu, đổ khuôn, mạ và phủ, in ấn.
Về thực trạng hoạt động công nghiệp này của tỉnh thì trong giai đoạn 2008-2012, do kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung và
các cơ chế, chính sách của nhà nước và tỉnh, ngành sản xuất thiết bịđiện, điện tử, tin học của tỉnh Bắc Ninh đã có bước tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô sản xuất.
Trong đó có các doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế lớn, co thương
hiệu mạnh của nước ngoài như: Canon, Samsung, ABB...Riêng công ty
Samsung Electroniss Việt Nam đi vào sản xuất đã có thêm gần 20 doanh nghiệp vệ tinh khác sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, tuy nhiên số lượng các cơ
sở sản xuất trong ngành này vẫn chiếm tỷ trọng nhất nhỏ trong toàn ngành. Số lao động của ngành chiếm tỷ trọng cao so với tỷ trọng số cơ sở sản xuất rất nhiều lần điều này cho thấy đây là lĩnh vực thu hút nhiều lao động.
49
Giá trị SXCN của ngành thiết bị điện, điện tử, tin học có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những năm vừa qua và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp chung toàn tỉnh.
Đến năm 2012, ngành thiết bị điện, điện tử có giá trị sản xuất cao nhất 29.613,4 tỷ đồng, trong đó sản xuất thiết bị điện đạt 8.399 tỷ đồng, đóng góp
cao nhất vào giá trị xuất khẩu của tỉnh bởi những sản phẩm cuối cùng như điện thoại di động... Chủ lực trong ngành này là công ty Canon với sản phẩm máy in và công ty Samsung Electronics Việt Nam với sản phẩm điện thoại di
động.
Sản phẩm ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử bao gồm các sản phẩm chính gồm máy in Laze, bình đun nước nóng và linh kiện.
Các sản phẩm thiết bị điện, điện tử đã có đóng góp mạnh trong tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, làm thay đổi căn bản cơ cấu các sản phẩm chủ lực của tỉnh là tiền đề tốt để Bắc Ninh bước sang giai đoạn thu hút các hoạt động sản xuất ở trình độ công nghệ cao.
Nhưng dù với quy mô nổi lên ngày càng mạnh về các sản phẩm điện thoại di động như vậy song việc sản xuất các linh kiện phục vụ cho ngành trong tỉnh vẫn không thể đáp ứng kịp, mà có thể nói là không đóng vai trò lớn
trong đóng góp vào việc sản xuất.
Bởi số lượng sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành đang còn nhỏ, sản phẩm ít đa dạng, chất lượng chưa đảm bảo, tỉnh chủ yếu chỉ sản xuất các sản phẩm có tính kỹ thuật thấp như các sản phẩm thiết bị văn phòng (máy in, mực), nhựa, vỏ các loại, và các sản phẩm đi kèm như vỏ xạc, dây xạc, xạc... mà các sản phẩm yêu cầu có công nghệ kỹ thuật cao như các con chíp điện tử
thì hầu như phải nhập khẩu với số lượng lớn (năm 2012 tỉnh nhập khẩu 10,202 triệu USD các hàng điện tử, linh kiện).
50
c. Công nghiệp hóa chất, cơ khí
Công nghiệp hoá chất Bắc Ninh trong những năm vừa qua có bước phát
triển khá nhanh, phần lớn là các công ty sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ
cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài và nhựa dân dụng như ống nước, tấm ốp…
Những năm gần đây quy mô các ngành cơ khí, sản xuất kim loại đều
không tăng. Toàn tỉnh tính đến năm 2011 có 3.562 cơ sở sản xuất trong lĩnh
vực cơ khí và sản xuất kim loại, ngành CNHT máy móc, thiết bị đến nay có
77 cơ sở; ngành sản xuất kim loại có 1.045 cơ sở. Chủ yếu sản xuất các sản phẩm từ kim loại phần lớn từ các hộ gia đình đầu tư nhỏ lẻ. Lao động ngành trong những năm vừa qua không tăng thêm.
Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất ngành Cơ khí, luyện kim
Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh 2011
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2008 2009 2010 2011 1052 1930 2150 2612 2456 864 925 967 76 252 356 428
Sản xuất kim loại Các SP từ KL Máy móc, thiết bị
Tỷ đồng
51
Giá trị sản xuất ngành cơ khí năm 2010 đạt 3.551,6 tỷ đồng (theo giá cố định 94). Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trịSXCN giai đoạn 2006-2010
luôn đạt trên 2 con số, song giá trị chủ yếu vẫn là sản xuất sắt thép và các sản phẩm kim loại, các máy móc thiết bị chế tạo có giá trị không cao.
Dù là ngành mới nhưng thu hút được số lao động ngày càng tăng.Công nghiệp hoá chất từ năm 2008-2012 có bước tăng trưởng bình quân cao do xuất phát điểm thấp và vẫn là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất chung toàn ngành công nghiệp.
Sản phẩm ngành cơ khí và sản xuất kim loại của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là sắt thép các loại và các sản phẩm từ sắt thép, đồng, nhôm, các sản phẩm khác có sản lượng ít.
d. Công nghiệp dệt may- da giày
Ngành dệt may - da giầy của tỉnh Bắc Ninh tuy không tăng trưởng cao về số cơ sở sản xuất nhưng luôn là ngành chiếm tỷ trọng cao trong số lượng
các cơ sở sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Cơ sở sản xuất của ngành chủ yếu
là các cơ sở ngoài nhà nước, với quy mô nhỏ lẻ, sản xuất theo kiểu hộ gia
đình, bình quân 1-5 lao động/cơ sở.
Các cơ sở ngành dệt may – da giầy đa số là sản xuất trang phục, dệt
khăn, màn (chiếm 90,49% số cơ sở sản xuất của ngành).
Ngành dệt may - da giầy là ngành thu hút nhiều lao động, số lao động
trong ngành này đến năm 2010 là trên 22 nghìn người, chiếm 14,2% tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp.
Phần lớn lao động của ngành thuộc khu vực dân doanh là lao động phổ thông, không qua trường lớp đào tạo, được huy động tại chỗ. Giá trị SX của
ngành năm 2012 đạt 58,515 triệu đồng.
Sản phẩm của ngành là quần áo, giầy dép... phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu. Ngoài các doanh nghiệp Nhà nước đã có thng hiệu như May Việt Thành, Đông Bình, Đáp Cầu còn lại các sản phẩm
52
của ngành đều do các cơ sở ngoài nhà nước sản xuất, quy mô nhỏ, sản xuất thủ công.
Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp dệt may- da giầy như trên
thì ngành dệt may của Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào công đoạn sản xuất như: Cắt may, gia công và tiêu thụ, sản xuất dựa trên lợi thế nguồn nhân công
dồi dào với chi phí thấp, quy mô sản xuất vừa phải, không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và trình độ công nghệ. Mặc dù ngành đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tuy nhiên ngành có hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Với quá trình để có thể sản xuất ra các sản phẩm của ngành này thì ở
tỉnh Bắc Ninh chỉ tập trung vào khâu cuối là cắt may, chứ chưa tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành. Nổi bật cho việc sản xuất công nghiệp hỗ trợ của tỉnh là sản xuất vải dệt và sợi các loại, cụ thể năm 2012 tỉnh sản xuất được 1,458 tấn sợi và 20,566 nghìn m3.
Nhưng với sản lượng này thì vẫn còn rất thấp so với việc sản xuất trong tỉnh chứ chưa nói có thể cung cấp phục vụ cho sản xuất cả nước. Dù với quy mô ngành công nghiệp dệt may-da giầy nhỏ như thế song tỉnh vẫn phải nhập khẩu một số sản phẩm hỗ trợ để đảm bảo cho việc sản xuất đó là năm 2012
tỉnh nhập khẩu 429 tấn tơ, xơ, sợi dệt.
e. Công nghiệp hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng
Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng có thể tập trung vào phát triển các nhóm ngành chính như sau: Công nghiệp khai thác, chọn lọc, sàng nghiền và làm sạch khoáng sản phi kim loại (đá, cát, sỏi, sét, cao lanh ...) làm nguyên liệu sản xuất VLXD; Công nghiệp cơ khí sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng, khuôn, đồ gá, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ sản xuất VLXD; Một bộ phận công nghiệp hóa chất, luyện kim sản xuất sản phẩm: Sơn, men, phụ gia, thép xây dựng, tái chế sản phẩm nhựa ... dùng trong sản xuất vật liệu xây dựng.
53
Tuy nhiên nhìn chung công nghiệp hỗ trợ sản xuất VLXD trên địa bàn
còn rất ít, trong nhóm công nghiệp khai thác, chọn lọc, sàng nghiền làm sạch khoáng sản ở tỉnh không phát triển.
Bởi Bắc Ninh là tỉnh hầu như không có các mỏ khoáng sản, nhiên liệu, tuy vậy tại một số nơi có dấu hiệu của khí cháy và than bùn với quy mô nhỏ, song củng có thể sản xuất được gạch lát, gạch xây quy chuẩn, vôi nung, cát, sỏi khai thác, sứ công nghiệp nhưng không nhiều. Nhóm thứ 2, tỉnh có sản xuất được một số khuôn, đồ giá và vận chuyển.
Sản xuất công nghiệp hóa chất, luyện kim sản xuất sản phẩm thì không nổi bật, chủ yếu là có sản xuất sơn, thép, một số sản phẩm nhựa. Dù vậy tỉnh vẫn phải nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho ngành như sơn, nguyên phụ
liệu với sắt thép.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất VLXD thuộc quốc doanh quản lý đã được cổ phần hoá, vì vậy trên địa bàn tỉnh lĩnh vực sản xuất VLXD hầu hết chỉ có các công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã và cá thể.
Lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 645 chiếm 4,4%.
3.3.3.4. Hiện trạng một số doanh nghiệp sản xuất điển hình
Nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất các ngành công nghiêp hỗ trợ ở
tỉnh Bắc Ninh tăng dần theo thời gian nhưng không nhiều, với nguồn vốn đầu
tư không cao như các ngành CNHT của cơ khí, hóa chất và da giầy – dệt may, vật liệu xây dựng.
Hơn nữa, với lợi thế về việc thu hút đầu tư phát triển các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính…Nên hiện nay các doanh nghiệp trên tỉnh tập trung vào việc chú trọng đầu tư phát triển ngành CNHT phục vụ cho sản xuất các sản phẩm chính đó, song các sản phẩm CNHT của các doanh nghiệp ít đa
dạng, đơn giản, không cần khoa học kỹ thuật cao như vỏ, vỏ xạc, màn hình chắn ….mà tất cảđều do có vốn đầu tư nước ngoài.
54
Từ năm 2008-2011, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho lắp ráp điện thoại di động như công ty TNHH
Flexcom, công ty TNHH Hi-Tech VINA, Cty TNHH Crucialtec VINA, Cty TNHH MYUNG Tech VINA.
Biểu đồ 2.4: Mục tiêu sản phẩm của một số dự án sản xuất CNHT cho lắp ráp điện thoại di động
Nguồn: Báo cáo giấy chứng nhận đầu tư, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
Các sản phẩm CNHT khác phục vụ cho ngành dệt may-da giày hay, vật liệu xay dựng thì nhỏ lẻ, vốn ít, chủ yếu là ở các hộ gia đình của tỉnh tổ chức sản xuất.