5. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Hạn chế của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam
Tuy đạt được một số thành tựu nêu trên nhưng chúng ta có thể nhận thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Điều này được thể hiện qua các mặt.
Một là, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn phát triển
sơ khai và còn rất nhiều yếu kém. Việt Nam hiện có khoảng 30 ngành kinh tế
21
xuất khẩu, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất.
Hai là, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta còn rất ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu.
Qua khảo sát của các chuyên gia ở Bộ Công Thương và Bộ Khoa học
và Công nghệ thì trình độ công nghệ của phần lớn các DN sản xuất các sản
phẩm hỗ trợ ở nước ta mới chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều
quốc gia trên thế giới. Chỉ có sản phẩm của một số DN có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia vào lĩnh vực này là có trình độ tiên tiến.
Thực tế hiện nay, phần lớn các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ ở nước ta vẫn do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất và cung cấp, chất lượng
thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế nên chủ yếu chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước.
Việc gắn kết giữa DN lớn và DN nhỏ vẫn chưa thực sự nhiều. Chính
điều này đã dẫn đến không ít trường hợp DN có vốn đầu tư nước ngoài phải
nhập khẩu những linh kiện, chi tiết sản phẩm mà DN trong nước sản xuất được với giá rẻ hơn giá nhập khẩu.
Ba là, các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn về
chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Trong khi đó, các sản phẩm hỗ trợ của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Malaixia... nhất là của Trung Quốc tuy chất lượng cũng không phải là cao hơn
sản phẩm cùng loại của Việt Nam, nhưng hàng của họ giá rất rẻ, nhiều chủng
loại, mẫu mã đa dạng; thêm vào đó, các quốc gia này còn có rất nhiều chính sách ưu ái với những khách hàng mới, khách hàng lớn, nhất là chính sách ưu đãi về giá, cho thanh toán chậm và có phong cách phục vụ tận tình nên được
nhiều DN trong nước thuộc các lĩnh vực dệt may, dày da, lắp ráp xe máy, sản
22
Vấn đề cần phải quan tâm là làm thế nào để sản xuất được các mặt
hàng vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Bởi sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao về lâu dài đều rất khó có thể
cạnh tranh được trước các sản phẩm nhập khẩu.
Bốn là, nhân lực phục vụ công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng được cả về
số lượng và chất lượng. Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi
thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam khi mà các thỏa thuận về
miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện.
Vì thế, điều cốt yếu hiện nay là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực
có khả năng quản lý, khả năng ứng dụng và có tính sáng tạo để sản xuất ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.