Khái quát về tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh bắc ninh tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 33)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trên vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Được hình thành lâu đời, từng là trung tâm kinh tế-chính trị cổ xưa nhất của Việt Nam, trải qua nhiều quá trình lịch sử, năm

1997 tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo nghị quyết của Quốc hội khóa IX.

Đến nay, trong 17 năm tỉnh luôn nỗ lực, phấn đấu để đưa nền kinh tế

phát triển, trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển và tạo cho nhân dân cuộc sống sung túc.

1. Tỉnh Bắc Ninh phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam

giáp Hải Dương, Tây và Tây Nam giáp Hà Nội và Hưng Yên, có tọa độ địa lý từ 20058' đến 21016' vĩ độ Bắc và 105054' đến 106019' kinh độ Đông, diện tích tự nhiên 822,7 km2.

Tỉnh có 08 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm 01 thành phố, 01 thị

xã và 06 huyện, với 126 xã, phường và thị trấn.

Dù tỉnh có điều kiện tự nhiên không nổi bật củng như tài nguyên thiên

nhiên hạn chế (chủ yếu là tài nguyên đất và rừng) nhưng với vịtrí địa lý thuận lợi như trên là yếu tố quan trọng tạo lợi thế trong việc phát triển tỉnh Bắc Ninh và trong việc mở rộng hợp tác, giao lưu kinh tế với các địa phương

trong cảnước cũng như quốc tế.

2. Năm 2012, dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.079,9 nghìn người(chiếm

khoảng 3,91% diện tích và 5,2% dân số cả vùng đồng bằng Sông Hồng)trong

đó dân số nữ chiếm khoảng 50,86% so với dân số toàn tỉnh; dân số thành thị

chiếm trên 26%; số người trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng 65%

so với dân số cả tỉnh và cao hơn so với Quy hoạch năm 2005 là 4.680 người. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế hiện là 603.806

26

người chiếm 56,9% so với tổng dân số toàn tỉnh và chiếm 88,9% so với dân

số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm. Tỷ lệ lao động trong các nhóm ngành công nghiêp-xây dựng

và dịch vụ đang có xu hướng tăng đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ.

Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh dồi dào, lực lượng lao

động ở khu vực thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng

cùng với quá trình phát triển đô thị, hàng năm tạo được một số lớn lao động có việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

3. Về kinh tế, đến những năm gần đây với nỗ lực phát triển theo hướng

công nghiệp hóa, dù gặp không ít khó khăn về khủng hoảng trên toàn quốc

song tỉnh vẫn đạt được nhiều thành tựu to lớn được thể hiện trong những số

liệu sau.

Theo giá so sánh 1994, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2013 ước 14.939 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2012; trong đó, tăng mạnh

nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng 9.960 tỷ đồng, tăng 14%. Nếu tính theo giá so sánh 2010, GDP ước 62.172 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm

2012, tốc độ tăng, giảm tương ứng của ba khu vực là: -3,9%; +14,5% và +5,9%.

Tính theo giá hiện hành, GRDP ước 75.380 tỷ đồng; GRDP bình quân

đầu người là 68,2 triệu đồng/người/năm, tương đương 3.243 USD; nếu loại

trừ yếu tố nước ngoài, GRDP là 44,7 triệu đồng, tương đương 2.120 USD. Về cơ cấu kinh tế, do sản xuất nông nghiệp suy giảm nên tỷ trọng khu vực nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản từ 7,5% năm 2012 giảm xuống còn 6% năm 2013;

khu vực công nghiệp và xây dựng từ 73,3% tăng lên 74,5%; khu vực dịch vụ

từ 19,2% lên 19,5%.

Như vậy, nhìn mặt bằng chung trên toàn tỉnh thì nét nổi nhất trong giai đoạn gần đây của tỉnh đó chính là công nghiệp. Dù xét trên phương diện nào

27

thì nền công nghiệp của tỉnh củng có chiều hướng đi lên và mạnh hơn so với

các lĩnh vực khác. Đúng như là con át chủ bài của tỉnh, ngành công nghiệp đã không làm nền kinh tế của Bắc Ninh phải thất vọng.

4.Bắc Ninh tiếp tục phát triển mạnh mẽ và toàn diện lĩnh vực giáo dục

- đào tạo. Công tác y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội, quản lý vệ

sinh an toàn thực phẩm được coi trọng; quản lý nhà nước về y tế ngoài công lập được tăng cường; chất lượng khám chữa bệnh nâng lên. Hoạt động văn

hóa, thông tin, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình sôi nổi, phong phú.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp góp phần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh bắc ninh tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)