Phương pháp giả thuyết (phương pháp đề xuất và kiểm chứng giả

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 83)

I. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

e. Phương pháp giả thuyết (phương pháp đề xuất và kiểm chứng giả

Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.

Phương pháp giả thuyết có hai chức năng: dự báo và dẫn đường, nó đóng vai trò là một phương pháp nhận thức, phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Trong nghiên cứu khoa học, khi phát hiện ra vấn đề khoa học, người nghiên cứu thường so sánh hiện tượng chưa biết với hiện tượng đã biết, từ tri thức cũ với trí tưởng tượng sáng tạo mà hình dung ra cái cần tìm. Đó chính là thao tác xây dựng giả thuyết. Chỉ khi nào đề xuất được giả thuyết thì công việc nghiên cứu khoa học mới thực sự bắt đầu.

- Vì giả thuyết là một kết luận giả định, một dự báo dựa trên cơ sở phán đoán, suy lý nên giả thuyết có thể phù hợp, không hoàn toàn phù hợp hoặc không phù hợp. Người nghiên cứu cần phải chứng minh, thông thường được thực hiện bằng hai cách:

+ Chứng minh trực tiếp: là phép chứng minh dựa vào các luận chứng chân xác và bằng các quy tắc suy luận để rút ra tính chân xác của luận đề. Nói cách khác: chứng minh trực tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của tất cả các cứ luận.

+ Chứng minh gián tiếp: là phép chứng minh khẳng định rằng phản luận đề là phi chân xác (giả dối) và từ đó rút ra kết luận đề chân xác. Nói cách khác: chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận đề được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận đề.

Với tư cách là một phương pháp biện luận, phương pháp giả thuyết được sử dụng như là một thử nghiệm của tư duy, thử nghiệm được sử dụng như là một thử nghiệm của tư duy, thử nghiệm thiết kế các hành động lý thuyết, trong đó suy diễn để rút ra kết luận chân xác từ giả thuyết là một thao tác logic quan trọng của quá

g. Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh nảy sinh), quá trình phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian…. có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận động của đối tượng.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử yêu cầu người nghiên cứu làm rõ quá trình phát sinh, phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát đối tượng, theo dõi những bước quanh co, những cái ngẫu nhiên, tất yếu của lịch sử, những tính phức tạp muôn màu muôn vẻ trong các hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định …. từ đó phát hiện sợi dây lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu còn gọi là lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Nghiên cứu lịch sử vấn đề là cơ sở để phát hiện những thành tựu lý thuyết đã có nhằm thừa kế, bổ sung và phát triển các lý thuyết đó, hoặc phát hiện những thiếu sót, không hòan chỉnh trong các tài liệu đã có… từ đó tìm thấy chỗ đứng của đề tài nghiên cứu của từng cá nhân.

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w