NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 46)

Nhiệm vụ của nghiên cứu là một chủ đề mà người nghiên cứu thực hiện – đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

Việc nhận biết các nguồn nhiệm vụ nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, vì từ nguồn nhiệm vụ nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ tìm được nguồn tài trợ, xác địng được cơ sở để xây dựng kế hoạch nghiên cứu khao học của mình.

- Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của quốc gia được ghi trong các văn kiện chính thức của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Người nghiên cứu có thể tìm kiếm “Thị trường” trong những nhiệm vụ thuộc loại này cho những nghiên cứu khác nhau.

- Nhiệm vụ được giao từ cơ quan cấp trên. Người nghiên cứu không được sự lựa chọn mà phải làm theo yêu cầu.

- Nhiệm vụ được nhận từ hợp đồng với các đối tác.

Các đối tác giao nhiệm vụ nghiên cứu có thể là: Các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong hay ngoài nước, hoặc cơ quan chính phủ. Nhiệm vụ nghiên cứu này chưa hẳn có nhiều hứng thú về mặt khoa học, nhưng thường lại là những hợp đồng đưa lại nguồn thu nhập cao, tạo tiền đề phát triển nguồn lực nghiên cứu.

Nhiệm vụ do người nghiên cứu tự đặt cho mình xuất phát từ ý tưởng khoa học của người nghiên cứu. Khi có điều kiện thì người nghiên cứu biến ý tưởng đó thành một đề tài nghiên cứu.

IIII. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.1. Khách thể nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi, những mâu thuẫn mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời và cách thức giải quyết phù hợp.

Ví dụ:

Khách thể nghiên cứu của đề tài “vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên trường đại học “là các trường Đại học”.

Khách thể nghiên cứu của đề tài “các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông ngoại thành Hà Nội” là các trường trung học phổ thông ngoại thành Hà Nội.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ sự vật hoặc hiện tượng trong phạm vi quan tâm của đề tài nghiên cứu, cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

Ví dụ:

Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học đại học là quá trình dạy học và những quy luật của nó.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chát lượng đào tạo trong các nhà trường” là những phương pháp đổi mới trong phương pháp dạy học”.

Nếu một vấn đề khoa học nào đó “rơi vào tầm quan tâm” của người nghiên cứu, có ý nghĩa hết sức quan trọng và gây cho người nghiên cứu đó một nhu cầu nhận thức bức thiết, thì lúc đó người nghiên cứu chấp nhận vấn đề khoa học như một đối tượng nghiên cứu của mình. Từ thời điểm nàyhình thành một hệ thống hoạt động có đối tượng: người nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu; vấn đề khoa học (hay bài toán) là đối tượng nghiên cứu, chúng tương tác với nhau và sinh ra hoạt động nghiên cứu khoa học:

3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét. Trong thực tế nghiên cứu khoa học, không bao giờ người nghiên cứu có thể đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát toàn bộ khách thể.

Trong đề tài “Cải tiến phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học bằng trắc nghiệm khách quan” thì đối tượng khảo sát là một số trường đại học được chọn để nghiên cứu.

Trong một đề tài nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát có thể trùng nhau, nếu người nghiên cứu có thể nghiên cứu trên tất cả hệ thống sự vật (khách thể) mà không khảo sát bộ phận đại diện của khách thể.

Cũng cần lưu ý rằng: một khách thể nghiên cứu hoặc một đối tượng khảo sát có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chẳng hạn các trường đại học có thể là đối tượng nghiên cứu về các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, nhưng lại có thể là đối tượng về việc vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên, thậm chí còn là đối tượng về tổ chức và quản lý…

4. Phạm vi nghiên cứu

Không phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét một cách toàn diện trong một thời gian, mà nó được giới hạn trong một phạm vi nghiên cứu nhất định: phạm vi xét về quy mô của đối tượng; phạm vi về không gian của sự vật; phạm vi về thời gian của tiến trình của sự vật và hiện tượng.

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w