Tiếp cận hệ thống (system approach)

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 114)

- Quá trình nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể có thể có một cấu trúc

a.Tiếp cận hệ thống (system approach)

Tiếp cận hệ thống là sự cụ thể hoá của phương pháp nhận thức biện chứng, đó là công cụ phương pháp luận đòi hỏi phải xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ toàn vẹn, phát triển động, có cấu trúc xác định và chuyển vận nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố của hệ, chính sự tương tác nội tại này đã sinh thành ra chất lượng toàn vẹn của hệ.

Như vậy, người nghiên cứu khi nghiên cứu một đối tượng nào đó, cần áp dụng phép phân tích hệ thống:

- Xác định đối tượng nghiên cứu với tư cách là một hệ toàn vẹn. - Phát hiện cấu trúc - chức năng của hệ

- Phát hiện ra các mối quan hệ qua lại giữa các thành tố của hệ.

- Tìm ra nhân tố sinh thành hệ (tương tác giữ vai trò trong việc tạo ra chất lượng mới – tính toàn vẹn của hệ) và quy luật tương tác các thành tố (tức là lôgic sinh thành và phát triển của hệ).

- Điều khiển sự vận hành của hệ theo quy luật của nó

Ví dụ: Quá trình dạy học được xem là một hệ toàn vẹn gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, hoạt động dạy, hoạt động học; tiếp đó tìm hiểu chức năng của hệ: các thành tố của hệ tương tác với nhau như thế nào, do động lực bên trong nào (quy luật chuyển vận của hệ). Từ sự phân tích hệ thống toàn vẹn của quá trình dạy học để tìm ra cấu trúc, chức năng của hệ và nêu lên được chất lượng toàn vẹn

sự tương tác theo quy luật cộng đồng - hợp tác giữa dạy và học nhằm làm cho người học chiếm lĩnh được khái niệm khoa học).

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 114)