Xây dựng cây mụctiêu

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 50)

- Mụctiêu nghiên cứu (objective) là cái đích nghiên cứu mà người nghiên cứu

2.Xây dựng cây mụctiêu

Cây mục tiêu là một phạm trù của lý thuyết hệ thống được vận dụng như một hướng tiếp cận trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Hệ thống là một tập hợp những phân tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu.

Mỗi hệ thống có thể phân chia thành các phân hệ. Mỗi phân hệ được đặc trưng bởi mục tiêu bộ phận. Các mục tiêu bộ phận có mối quan hệ tương tác trongviệc thực hiện mục tiêu của hệ thống.

Tiếp cận hệ thống là cơ sở để người nghiên cứu xây dựng mục tiêu nghiên cứu: xem xét một ccách hệ thống các mục tiêu trong một cây mục tiêu; giúp người nghiên cứu xem một cách toàn diện mọi khía cạnh, mọi tầng lớp của một tập hợp các mục tiêu có mối quan hệ tương tác trong khuôn khổ một hệ thống, từ đó xác định được quy mô, giưới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Thông thường, đề tài nghiên cứu khoa học có một mục tiêu trung tâmchiến lược (mục tiêu gốc) nhằm giải quyết mâu thuẫn cơ bản, trung tâm của đề tài. Mục tiêu này có thể chia thành một số mục tiêu bộ phận (mục tiêu nhánh), và mỗi mục tiêu bộ phận rất có thể gồm một số mục tiêu chi tiết bộ phận thứ cấp nữa (mục tiêu phân nhánh) còn gọi là mục tiêu cụ thể tác nghiệp…

Người nghiên cứu có thể lập “cây mục tiêu” để phản ánh hệ thống những mụctiêu đa cấp của đề tài dưới dạng sơ đồ graph:

Sau khi lập xong hệ thống mục tiêu nghiên cứu, cần vạch ra hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu, tứuc là đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.

Tiếp cận mới đòi hỏi phải làm thế nào biến mục tiêu thành đại lượng đo lường được (lượng hoá). Muốn thế cần diễn đạt mỗi mục tiêu cụ thể thành thông số định lượng (a, b, c…) và mỗi tiêu chí K của kết quả là tập hợp của một nhóm thông số đã được định lượng hoá theo kiểu:

K = f (a, b, c…)

Chẳng hạn, muốn đánh giá hiệu quả lĩnh hội khái niệm khoa học của một nội dung mới, hay một phương pháp dạy học mới, ta có thể tính tiêu chí K (trình độ

lĩnh hội) theo công thức:

N - Tổng số các thao tác phải hoàn thành. P - Số thao tác thực hiện đúng.

Tiêu chí K phải là một đại lượng đơn vị có tính cộng được theo kiểu: K (A, B,C) = K (A) + K (B) + K (C).

Ngoài ra, cần phải sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu định lượng cho kết quả nghiên cứu khoa học.

V.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC1. Khái niệm giả thuyết khoa học 1. Khái niệm giả thuyết khoa học

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 50)