Giả thuyết khoa học là gì?

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 52)

- Mụctiêu nghiên cứu (objective) là cái đích nghiên cứu mà người nghiên cứu

a. Giả thuyết khoa học là gì?

Giả thuyết khoa học (scientific hypothesis), còn gọi là giả thuyết nghiên cứu (research hypothesis) là một kết luận giả định, một lời tiên đoán khoa học, một dự báo lời giải cho bài toán - vấn đề khoa học được đặt ra cho đề tài, một sự phác thảo trên những nét cơ bảnvề quy trình nghiên cứu và hệ thống những kết luận định cho bài toán - vấn đề nghiên cứu, hoặc có thể là cách mô tả, giải thích tạm thời về sự vật, hiện tượng (đối tượng nghiên cứu) để hướng dẫn sưu tầm dữ kiện.

Giả thuyết khoa học là hình thức độc đáo của tư duy, do người nghiên cứu đặt ra để theo đó xem xét, phân tích, kiểm chứng, trong toàn bộ quá trình nghiên cứu; nó không những bao gồm phán đoán, suy lý, giả định mà còn là bản thân của quá trình đề xuất vấn đề, chứng minh và giải quyết vấn đề.

- Giả thuyết khoa học là một kết luận giả định, do người nghiên cứu đặt ra, hoàn toàn tuỳ thuộc vào nhận thức chr quan của người nghiên cứu. Thực chất đó là một sự phỏng đoán, khẳng định tạm thời, một nhanạ định sơ bộ chưa được xác nhận bằng các luận cứ và luận chứng.

- Giả thuyết khoa học bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở nhìn lại quá khứ, phân tích dĩ vãng qua những sự kiện mà các học thuyết đương thời không thể giải quyết được. Từ đó nghiên cứu phát hiện ra xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu, ngoại suy ra triển vọng phát triển tương lai. Giả thuyết không chỉ phản ánh cái đã biết mà còn chứa cái chưa biết tạo thành mâu thuẫn với trí thức hiện có hoặc những đối tượng chưa được nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu có thể công nhận, điều chỉnh, bổ sung, hoặc bác bỏ giả thuyết.

Giả thuyết khao học là một ý tưởng khoa học định hướng. Nó có mối liên hệ với vấn đề khoa học: khi phát hiện vấn đề khoa học, thì người nghiên cứu có các ý định về phương án trả lời (câu trả lời trong nghiên cứu là điều mà người nghiên cứu cần chứng minh). Đó là ý tưởng khoa học.

Ý tưởng khao học còn gọi là ý tưởng nghiên cứu là một loại phán đoán mang tính chất trực cảm, xuất hiện theo cảm nhận chưa đầy đủ luận cứ và chưa hình dung được phương pháp để chứng minh luận cứ. Tuy nhiên, ý tưởng khao học có thể xem là một giai đoạn “tiền giả thuyết”, nhờ đó người nghiên cứu tiếp tục quan sát hoặc thực nghiệm để đưa ra những nhận định có luận cứ khoa học hơn, tiếp tục phát triển để nâng lên tầm các giả thuyết.

Như vậy, giả thuýet là sự trả lời sơ bộ câu hỏi đã đặt ra và cần tiếp tục chứng minh.

- Để có được giả thuyết khoa học, người nghiên cứu phải vận dụng vốn kinh nghiệm, văn hoá, trí thông minh, tinh thần sáng tạo của mình nhằm cụ thể hoá quan điểm, cách tiếp cận để nghiên cứu những con đường, cách thức dẫn đến những giải pháp giả định để trả lời những câu hỏi – bài toán của đề tài nghiên cứu, đồng thời cần tiếp xúc trao đổi với chuyên gia, nhà khoa học, họ sẽ cung cấp “những tia chớp” cho người nghiên cứu suy nghĩ để có thể phát ra những giải pháp phù hợp, hữu hiệu trong khi xây dựng giả thuyết khoa học.

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w