- Mụctiêu nghiên cứu (objective) là cái đích nghiên cứu mà người nghiên cứu
a. Chứng minh giả thuyết
- Chứng minh là một hình thức suy luận, trong đó người nghiên cứu dựa vào những phán đoán mà tính chân xác đã được công nhận (luận cứ) để khẳng định tính chân xác của một phán đoán đang cần pahỉ chứng minh (luận đề).
- Một phép chứng minh gồm 3 bộ phận hợp thành:
+ Luận đề: Là điều cần chứng minh, nó trả lời câu hỏi: “Cần chứng minh điều gì?”.
Luận đề là phán đoán mà tính chân xác của nó đang càn được chứng minh. Đây chính là giả thuyết nghiên cứu do người nghiên cứu đặt ra và đang cần được chứng minh hoặc bác bỏ.
+ Luận cứ: Là bằng chứng được đưa ra chứng minh luận đề, nó trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”.
Luận cứ là những phán đoán (những kết luận khoa học) mà tính chân xác đã được công nhận và sử dụng làm tiền đề để chứng minh giả thuyết (luận đề) do người nghiên cứu đặt ra.
Có 2 loại luận cứ:
• Luận cứ lý thuyết: là cơ sở lý thuyết khoa học, các luận điểm khoa học, tiền đề, định lý, định luật, quy luật đã được khoa học xác nhận là đúng.
• Luận cứ thực tiễn: là các phán đoán đã được xác nhận, hình thành bởi số liệu, sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học.
+ Luận chứng là cách thức tổ chức một phép chứng minh nhằm vạch rõ mối liên hệ lôgic giữa các luận cứ và toàn bộ luận cứ với luận đề, nó trả lời câu hỏi: “chứng minh bằng cách nào?”.
Luận chứng bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận khác nhau được liên kết theo một trật tự xác định để đẩm bảo không thiếu tiền đề và không đánh
Có hai loại luận chứng:
• Luận chứng lôgic bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận được liên kết theo một trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại suy).
• Luận chứng ngoài lôgic gồm: phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin.
• Phương pháp tiếp cận là cách xem xét sự kiện: toàn diện hay phiến diện; theo tiếp cận lich sử, tiếp cận lôgic, hệ thống…
• Phương pháp thu thập thông tin là cách thức thiết lập luận cứ khoa học, có vai trò quyêtá định đến độ tin cậy của luận cứ.
- Quy tắc chứng minh:
Một chứng minh được xác nhạn khi tuân thủ các quy tắc sau: (1) Luận đề phải rõ ràng và nhất quán:
- Luận đề rõ ràng là luận đề chỉ đựoc hiểu một nghĩa.
- Luận đề nhát quán là luận đề giữ vững trong suốt quá trình suy luận. (2) Luận cứ phải chân xác nvà liên hệ trực tiếp với luận đề:
- Luận cứ như thước đo. Thước đo sai dẫn đến kết quả sai. - Luận cứ phải có quan hệ trực tiếp với luận đề.
(3) Luận chứng không được vi phạm nguyên tắc suy luận:
• Không chứng minh vòng quanh: chứng minh tính chân xác của luận cứ bởi tính chân xác của luận đề, rồi lại chứng minh tính chân xác của luận đề bởi tính chân xác của luận cứ.
•Luận chứng phải nhất quán, không thể tồn tại một phép chứng minh dẫn tới hai phán đoán có giá trị lôgic loại trừ nhau.
- Phương pháp chứng minh:
Chứng minh giả thuyết được thực hiện bằng 2 cách: chứng minh trực tiếp và gián tiếp.
+ Chứng minh trực tiếp là dựa vào luận chứng chân thực và bằng các quy tắc suy luận để rút ra luận đề. Nghĩa là tính chan xác của giả thuyết được rút ra một cách trực tiếp từ tính chân xác của tất cả các luận cứ: luận đề đúng, luận cứ đúng, luạn chứng đúng.
+ Chứng minh gián tiếp là tính chân xác của luận đề đựoc chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận đề. Nghĩa là khẳng định phản luận đề là giả dối và từ đó rút ra luận đề là chân thực.
Chứng minh gián tiếp được chia thành 2 loại: phản chứng và phân liệt:
• Chứng minh phản chứng là tính chân xác của giả thuyết được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận đề, tức là một giả thuýết được đặt ngược lại với giả thuyết ban đầu.
•Chứng minh phân liệt là chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở loại bỏ một số luận cứ này để khẳng định luận cứ khác. Do vậy, chứng minh phân liệt còn được gọi là chứng minh bằng phương pháp loại trừ, nó có nhiều sức thuyết phục trong khoa học xã hội.
Với tư cách là phương pháp biện luận, giả thuyết được sử dụng như một thử nghiệm của tư duy, thử nghiệm thiết kế các hành động lý thuyết. Suy diễn để rút ra các kết luận chân thực từ giả thuyết là thao tác lôgic quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học.