Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 132)

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

Cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học thường sử dụng hai phương pháp chính để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

a. Phương pháp chuyên gia

Cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học mời những chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểm lĩnh vực nghiên cứu viết nhận xét phản biện. Trong một số trường hợp để cho khách quan và giữ được quan hệ tế nhị giữa người nghiên cứu và chuyên gia phản biện, tên của chuyên gia phản biện và tên người thực hiện đề tài đều được giữ bí mật; có trường còn mời chuyên gia nước người nhận xét, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Hội đồng được thành lập do cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học quyết định, gồm một nhóm các nhà khoa học có học hàm, học vị, có phẩm chất đạo đức tốt, cùng chuyên ngàng và am hiểu lĩnh vực nghiên cứu để đánh giá công trình khoa học.

Có hai loại hội đồng:

- Hội đồng nghiệm thu công trình khoa học.

Hội đồng có số lượng thành viên phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, được chọn từ các nhà khoa học của nhiều cơ quan khác nhau. Hội đồng gồm: chủ tịch, thư ký, hai phản biện và các thành viên khác có chức năng giúp xem xét, đánh giá các sản phẩm nghiên cứu và xếp loại công trình đạt các mức độ: xuất sắc, khá, đạt và không đạt yêu cầu.

- Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ: + Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ:

Hội đồng gồm từ 5 đến 7 thành viên, trong đó hai hoặc ba là các nhà khoa học ngoài cơ quan đào tạo. Hội đồng do cơ quan đào tạo ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan đào tạo chấm luận văn một cách khách quan. Hội đồng đánh giá bằng cách cho điểm và tính trung bình cộng các điểm số của các thành viên.

+ Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ:

Đánh giá luận án tiến sĩ được tiến hành theo hai cấp cơ sở và cấp nhà nước. * Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở do thủ trưởng cơ quan đào tạo ra quyết định thành lập có từ 7 đến 9 thành viên để xem xét kết quả nghiên cứu và chất lượng luận án của nghiên cứu sinh để đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước.

phản biện và các ủy viên hội đồng: Hội đồng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng đánh giá một cách khách quan luận án của nghiên cứu sinh.

Về nguyên tắc:

* Các bộ hướng dẫn không được làm chủ tịch hoặc thư ký hội đồng và có thể không là thành viên của hội đồng.

* Chủ tịch hội đồng phải là người có cùng chuyên môn với đề tài luận án, có kinh nghiệm đào tạo sau đại học và điều khiển các buổi bảo vệ cấp Nhà nước, chịu trách nhiệm về các hồ sơ liên quan đến bảo vệ của nghiên cứu sinh.

* Thư ký hội đồng là người có cùng chuyên môn với đề tài luận án, nắm vững các thủ tục bảo vệ luận án, chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của nghiên cứu sinh.

* Phản biện là những chuyên gia có học hàm, học vị am hiểu sâu luận án, có uy tín về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao và cùng chuyên ngành với luận án. Tóm tắt luận án và bằng tiến sĩ của nghiên cứu sinh được đề nghị ghi tên người phản biện để ghi nhận công lao và đề cao trách nhiệm của họ.

Người phản biện không được là người làm việc trong cùng cơ quan hay cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh, đồng tác giả trong các công trình có liên quan đến luận án hay là người cấp dưới trực tiếp của người bảo vệ luận án.

Một phần của tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w