quan trong đó có cơ quan quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp.
Về nội dung, đề nghị bổ sung và có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty sau cổ phần hóa, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý vốn nhà nước và tổng công ty sau cổ phần hóa... Từ đó, tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh tránh mọi sự can thiệp quá mức hoặc quá sâu của cơ quan quản lý vốn vào hoạt động của doanh nghiệp.
Về cơ quan quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty được cổ phần hóa, đề nghị Chính phủ cần tổ chức các hình thức ủy ban, hội đồng trong đó có các chuyên gia, nhà quản lý từ bên ngoài, họ là những người có kinh nghiệm, công tâm được Chính phủ lựa chọn để tham gia vào các ủy ban và hội đồng này. Thành viên ủy ban gồm Bộ trưởng và một số Thứ trưởng của các Bộ chủ quản, một số quan chức cao cấp của Chính phủ có kinh nghiệm về đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, ủy ban còn có một số chuyên gia có kinh nghiệm về cổ phần hóa do Chính phủ chọn. Vai trò của các Bộ trong ủy ban này là: đại diện chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực mình quản lý; có trách nhiệm theo dõi, quản lý các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật cho hoạt động của các tổng công ty sau cổ phần hóa sau cổ phần hóa
a) Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật doanh nghiệp 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành đặc biệt các quy định về quản trị công ty
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết hoạt động theo loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn trong mô hình công ty mẹ - công ty con của tổng công ty sau cổ phần hóa thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết và cấp bách đặc biệt các quy định về quản trị công ty. Pháp luật cần có các quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ sở hữu với nhau và với họ với bộ máy điều hành trong doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ:
- Giữa cơ quan đại diện quản lý phần vốn nhà nước, hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong công ty mẹ.
- Giữa cổ đông, đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc điều hành trong công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.
Cần có quy định cụ thể về chế độ thông tin báo cáo của doanh nghiệp, công khai các hoạt động, minh bạch hóa thông tin, tình hình tài chính, tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
b. Về cải cách tổ chức quản lý, giám sát trong nội bộ doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp nên có quy định về bổ nhiệm người ngoài tổng công ty vào hội đồng quản trị. Điều này sẽ có tác dụng tích cực trong đảm bảo công tác giám sát, đánh giá khách quan về tình trạng hoạt động kinh doanh và tình trạng tài chính của tổng công ty. Đồng thời cũng phải qui định rõ:
Với loại doanh nghiệp nào (chẳng hạn theo qui mô) thì cần thiết phải có một tỷ lệ nhất định thành viên hội đồng quản trị là người ngoài doanh nghiệp.
Cơ chế lựa chọn thành viên hội đồng quản trị (trong và ngoài tổng công ty): các tiêu chí lựa chọn, lập hội đồng tuyển chọn, phê duyệt, thời gian đảm nhiệm công việc...
Ngoài ra, để đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp, đề nghị bổ sung quy định trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát không thuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và/hoặc tổng giám đốc.
c. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành để tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thực hiện các dự án, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các dự án, miễn giảm thuế trong giai đoạn đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần...
d. Đối với các công ty cổ phần (công ty mẹ) nhà nước nắm cổ phần chi phối, cần có quy định cụ thể về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý vốn nhà nước và công ty cổ phần để đảm bảo nhà nước vừa quản lý được vốn nhà nước trong khi vẫn tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
e. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu thông qua các kênh khác nhau đặc biệt là thông qua thị trường chứng khoán.
f. Quy định cụ thể quy chế kế toán và kiểm toán đối với tổng công ty sau cổ phần hóa; thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với các tổng công ty sau cổ phần hóa. Cơ quan kiểm toán phải là cơ quan độc lập, có uy tín. Các tổng công ty có nhiều công ty con phải lập báo cáo tổng hợp hoạt động tài chính của toàn tổng công ty. Mỗi công ty con trong công ty mẹ phải có báo cáo về các mối quan hệ kinh tế với các công ty khác nhằm làm rõ về quan hệ nội bộ trong tổ hợp công ty mẹ-công ty con. Trên cơ sở đó Nhà nước quản lý và điều chỉnh được các biến động khi xảy ra, đồng thời tạo khả năng phòng, chống các nguy cơ khủng hoảng có thể xảy ra.
g. Cần có quy định cụ thể để giảm bớt phạm vi hoạt động quá lớn của tổng công ty, thiết lập qui chế về điều chỉnh hành vi kinh doanh và hiệu quả của các tổng công ty. Qui định tỷ lệ nợ/ tổng tài sản của tổng công ty không được vượt quá một mức cho phép. Nên nghiêm cấm các công ty trong cùng tổ hợp đầu tư vào nhau hoặc bảo lãnh cho nhau.
h. Cần sửa đổi, bổ sung các quy định để xác định cơ chế phát hiện và xử lý kịp thời những doanh nghiệp làm ăn không nghiêm túc hoặc có dấu hiệu lừa đảo, gây ra sự bất ổn trong môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Một trong những giải pháp thực hiện là tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Những thành công đã đạt được trong thời gian vừa qua trong công tác cổ phần hóa đã tạo tiền đề và động lực quan trọng để nhà nước tiếp tục triển khai công tác này đối với các doanh nghiệp nhà nước còn lại.
Với phương châm tiếp tục cải cách triệt để hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, Đảng và Nhà nước đã cho phép triển khai thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty lớn của Nhà nước trong một số lĩnh vực khác nhau. Thông qua việc thực hiện thí điểm này, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật để tiếp tục triển khai cổ phần hóa tiếp các tổng công ty nhà nước khác. Thông qua việc cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước, sẽ hình thành các tổ chức kinh tế mạnh, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết trên cơ sở lợi ích giữa các bên. Thông qua việc tiến hành cổ phần hóa tổng công ty nhà nước, Nhà nước đã khắc phục và hạn chế được những nhược điểm cố hữu của các tổng công ty nhà nước, nguyên nhân dẫn tới sự yếu kém và hoạt động kém hiệu quả của các tổng công ty nhà nước trong thời gian vừa qua. Thông qua việc cổ phần hóa tổng công ty nhà nước, sẽ hình thành các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam và thị trường nước ngoài, đi tiên phong trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, cổ phần hóa tổng công ty nhà nước là một vấn đề mới mẻ và còn thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh cụ thể. Do vậy, nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam
đóng vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa ở một số tổng công ty sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của nhà nước phát hiện ra những điểm còn thiếu hoặc những quy định không còn phù hợp của pháp luật hiện hành để tiến hành sửa đổi bổ sung kịp thời, góp phần vào hiệu quả và khẳng định tính đúng đắn của chính sách cổ phần hóa tổng công ty nhà nước của Đảng và Nhà nước.
Việc nghiên cứu và lựa chọn Đề tài: "Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam "không ngoài mục đích đưa ra những tiếng nói từ thực tiễn và kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả của cổ phần hóa tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, do cổ phần hóa tổng công ty nhà nước là một vấn đề lớn và mới, chưa có bất kỳ một công trình nào nghiên cứu cụ thể nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn để tác giả có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình, làm tiền đề cho việc nghiên cứu ở mức độ cao hơn của tác giả sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (1998), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 1998, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2000), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2000, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2003), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Hà Nội.
4. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2004), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2004, Hà Nội.
5. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2005), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2005, Hà Nội.
6. Ban soạn thảo Luật doanh nghiệp nhà nước - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Báo cáo tổng kết Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
7. Hòa Bình (2002), "Hiện trạng khối doanh nghiệp hậu cổ phần hóa", Đầu tư chứng khoán, (138).
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Thông tư 11/LĐTBXH ngày 21/8 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (1998), Thông tư 104/BTC ngày 18/7 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998, Hà Nội.
10. Chính phủ (1996), Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.
11. Chính phủ (1998), Chỉ thị 20/CT ngày 21/4 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
12. Chính phủ (1998), Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. 13. Chính phủ (1999), Quyết định 145/TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, Hà Nội.
14. Chính phủ (1999), Quyết định 177/TTg ngày 30/8 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
15. Chính phủ (2000), Nghị định số 03/2000/CP-NĐ ngày 3/2 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
16. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
17. Chính phủ (2002), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. 18. Chính phủ (2002), Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước, Hà Nội.
19. Chính phủ (2002), Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội 20. Chính phủ (2003), Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/3 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành quy chế góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
21. Chính phủ (2004), Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước lớn trong năm 2004, Hà Nội.
22. Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/CP-NĐ ngày 9/8 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Hà Nội.
23. Chính phủ (2004), Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội. 24. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12 của Chính
phủ ban hành quy chế quản lý tài chính tại công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
25. Chính phủ (2005), Quyết định số 56/2005/QĐ-TTg ngày 28/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Hà Nội. 26. Phạm Ngọc Côn (2002), "Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc quản lý ở
doanh nghiệp sau cổ phần hóa", Kinh tế và Phát triển, (3).
27. Bùi Ngọc Cường (2001), Hoàn thiện khung pháp luật đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam, Luật án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2001-2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đoàn Văn Hạnh, Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998.
34. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Quyết định 202/CT ngày 8/6 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
35. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Cơ chế kiểm soát thông qua vốn trong mô hình Công ty mẹ - Công ty con tiếp cận từ thực tiến Bộ Công nghiệp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
36. Hoàng Kim Huyền (2003), Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam, luận