Thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 35)

Là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóa theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg, VINACONEX đã khẩn trương triển khai nghiên cứu và xây dựng Đề án thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, VINACONEX là một trong các doanh nghiệp mạnh của Bộ Xây dựng, hoạt động đa doanh đa ngành, thị trường hoạt động rộng trong và ngoài nước, kinh doanh có hiệu quả và có nhiều đơn vị thành viên đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.

Nhịp độ tăng trưởng của VINACONEX trong các năm từ 1996 đến năm 2002 đã có những tiến bộ đáng kể thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như: tổng doanh thu năm 2002 đạt 2.257 tỷ đồng tăng 3,55 lần so với năm 1996;

lợi nhuận trước thuế đạt 41,31 tỷ đồng tăng 1,3 lần; nộp ngân sách nhà nước 117,9 tỷ đồng tăng 2,08 lần; đầu tư phát triển đạt 852,6 tỷ đồng tăng 13,25 lần. Đặc biệt trong năm 2003, do có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận thu được từ đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh phát triển nhà, tổng doanh thu của VINACONEX đạt 3.746 tỷ đồng tăng 5,9 lần, lãi trước thuế tăng 13,6 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 2,8 lần, đầu tư phát triển tăng 21,5 lần so với năm 1996.

Đến nay, VINACONEX đã thực hiện cổ phần hóa được 28 doanh nghiệp thành viên và đạt được những thành công nhất định trên các chỉ tiêu kinh tế: doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách tăng nhiều so với trước. Theo đó việc cổ phần hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có sự tham gia của người lao động trong doanh nghiệp; tạo động lực và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của doanh nghiệp.

Trong thời gian sắp tới, mục tiêu của VINACONEX là chuyển đổi mô hình Tổng Công ty hiện nay thành một tổ hợp kinh tế đa sở hữu, đa doanh hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để tiếp tục phát triển và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, góp phần phát triển của đất nước.

Việc cổ phần hóa sẽ giúp cho VINACONEX đổi mới được cơ chế quản lý và phương thức hoạt động nhằm tạo ra một mô hình tổ chức hoạt động đa dạng, năng động và hiệu quả, phát huy nội lực và vai trò làm chủ thực sự của người lao động và sức mạnh của các cổ đông. Bên cạnh đó thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác trong và ngoài nước nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về năng lực sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu về vốn cho chiến lược phát triển và tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường Việt

Nam và nước ngoài. Hơn nữa, xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của Tổng Công ty trong việc đổi mới hình thức sở hữu, phương thức quản lý, cơ cấu tổ chức nhằm phù hợp với tính đa doanh, đa ngành của VINACONEX.

Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp đồng thời để thực hiện đúng chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước đối với việc sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, VINACONEX tiến hành xây dựng Đề án thí điểm cổ phần hóa Tổng Công ty trình Thủ tướng Chính phủ làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cổ phần hóa và cho mọi hoạt động của VINACONEX khi chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.

Tiến trình cổ phần hóa của VINACONEX được thực hiện theo đúng các qui định của Chính phủ và pháp luật bao gồm việc nắm bắt được tinh thần vổ nội dung của Nghị quyết Trung ương III vổ Nghị quyết Trung ương khóa IX; đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, tăng trưởng vổ phát triển với nhịp độ cao, bền vững; đảm bảo lợi ích của các cổ đông và tuân thủ các qui định liên quan của pháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện cổ phần hóa Tổng Công ty.

2.2.2. Thực trạng của VINACONEX trƣớc cổ phần hóa

Tiền thân của VINACONEX là Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1988 theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Do yêu cầu mở rộng quy mô và hoạt động của Tổng công ty, ngày 10 tháng 8 năm 1991, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 432 BXD/TCLĐ về việc chuyển Công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài thành Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất khẩu lao động, xây lắp và xuất nhập khẩu.

Tháng 11 năm 1995, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX được Chính phủ quyết định trở thành một tổng công ty nhà nước (tổng công ty 90) với nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc Bộ Xây dựng trước đây. Từ đó đến nay, nhiều công ty của các địa phương như Hà Tây, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Huế, Quảng Nam, Đắc Lắc, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa và Nghệ An cũng đã gia nhập thành viên của Tổng công ty, cùng với nhiều công ty cổ phần thành lập mới, liên doanh tạo nên một VINACONEX như hiện nay.

Trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành, cho đến nay, VINACONEX đã trở thành tổng công ty hoạt động đa doanh đa ngành trực thuộc Bộ Xây dựng với chức năng chính là: xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế - khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài và đặc biệt đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đáp ứng xuất cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế.

Với đội ngũ hơn 30.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên trong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài và với đội ngũ nhân viên như vậy, VINACONEX có khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra, VINACONEX đã thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ trong các lĩnh vực dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông, truyền tải điện, viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thủy lợi và thiết kế các công trình với kỹ thuật chuyên ngành khác nhau. Là đơn vị có truyền thống hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho đến nay, VINACONEX đã đưa trên 50.000 người bao gồm kỹ sư, quản lý, kỹ thuật viên, công nhân các ngành nghề khác nhau sang làm việc tại trên 20 nước trên

thế giới. Chiến lược về đào tạo nguồn, phát triển và quản lý xuất khẩu lao động đã giúp cho VINACONEX ngày càng phát triển và mở rộng uy tín đối với khách hàng [45, tr. 25].

Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của VINACONEX với mạng lưới bạn hàng rộng khắp thế giới. Do đó, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm của VINACONEX tăng xấp xỉ 20%.

Hiện tại VINACONEX đang đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế như: phát triển đô thị, bất động sản, các công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thương mại và công nghệ cao đang là chiến lược ưu tiên số một cho sự phát triển lâu dài của VINACONEX. Hiện nay, VINACONEX đang được biết đến như một trong những tổng công ty hàng đầu về xây lắp, xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động ở Việt Nam, ngày càng khẳng định được vị thế, khả năng và uy tín của mình trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt.

Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý

Mô hình tổ chức

VINACONEX là tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng hoạt động theo mô hình hai cấp: cấp tổng công ty và cấp các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Mạng lưới các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của VINACONEX được đặt hầu hết tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Cấp tổng công ty gồm:

+ Cơ quan Tổng công ty;

+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc; + Các Ban quản lý Dự án trọng điểm;

+ Các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập:

+ 6 công ty 100% vốn nhà nước (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003);

+ 37 công ty cổ phần có vốn chi phối của Tổng công ty, trong đó: 24 công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, 13 công ty cổ phần mới thành lập.

Ngoài ra, Tổng công ty còn tham gia góp vốn vào 15 Công ty cổ phần (phần vốn góp không chi phối; 01 công ty liên doanh [45, tr. 30].

Mô hình tổ chức kinh doanh của VINACONEX bao gồm:

- Hội đồng quản trị;

- Ban kiểm soát Tổng công ty; - Ban Tổng giám đốc;

- Các phòng ban chức năng của cơ quan Tổng công ty;

- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các Ban quản lý, Văn phòng đại diện trong và ngoài nước.

Sơ đồ 2.1: Sơ đổ tổ chức quản lý cơ quan Tổng công ty VINACONEX và các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Hội đồng quản trị Tổng công ty

Tổng giám đốc Tổng công ty

Ban Kiểm soát Tổng công ty Các phòng ban chức Các Ban quản Các chi nhánh, Các đơn vị hạch toán

Cơ chế quản lý của VINACONEX

Cơ chế quản lý của VINACONEX được điều chỉnh và thực hiện theo các văn bản sau đây:

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINACONEX ban hành kèm theo Quyết định số 932 BXD/TCLĐ ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty VINACONEX;

- Quy chế Tài chính của VINACONEX đối với các đơn vị hạch toán nội bộ thuộc Tổng công ty ngày 9/9/1996;

- Quy chế Tài chính của VINACONEX ban hành kèm theo Quyết định số 2248/VN-TCKT ngày 28/8/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam về việc ban hành Quy chế tài chính;

- Các quy chế khác có liên quan bao gồm về đầu tư và lao động v.v...

TỔNG CÔNG TY VINACONEX (Cơ quan Tổng công ty, Các đơn vị hạch toán phụ thuộc) Các doanh nghiệp nhà nước Các trường đào tạo và dạy nghề Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối Các công ty liên doanh, hợp doanh Các Công ty Cổ phần có vốn góp chi phối

Tổng công ty VINACONEX là một tổng công ty 90 và là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng (Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập). Theo đó, Bộ Xây dựng hiện nay, cùng với chức năng quản lý nhà nước, là cơ quan chủ quản, đồng thời là đại diện chủ sở hữu vốn đối với VINACONEX, có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của nhà nước. Bộ Xây dựng thực hiện một số quyền hạn đối với VINACONEX như sau:

- Thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể Tổng công ty;

- Phê chuẩn Điều lệ và các nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ của VINACONEX;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; giới thiệu người tham gia Ban kiểm soát;

- Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho VINACONEX; kiểm tra hoạt động của VINACONEX; VINACONEX có nhiệm vụ báo cáo theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo VINACONEX trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nhà nước; đáp ứng nhu cầu của thị trường về những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà VINACONEX kinh doanh để thực hiện việc bình ổn giá cả theo quy định của nhà nước;

- Cho phép VINACONEX thành lập liên doanh với nước ngoài, mở văn phòng đại diện, chi nhánh của VINACONEX ở nước ngoài;

- VINACONEX còn bị chi phối, kiểm tra, giám sát của Bộ Xây dựng trong phạm vi, chức năng khác của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Các nội dung khác.

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp quản lý vốn nhà nước tại Tổng công ty và thực hiện chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về sự phát triển

của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao và thực hiện quyền trong một số lĩnh vực sau:

- Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn, tài sản và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hòa vốn, tài sản và các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên;

- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong VINACONEX;

- Thông qua đề nghị của Tổng Giám đốc để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt chiến lược; quy hoạch; kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm của VINACONEX.

- Phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên theo đề nghị của VINACONEX;

- Phê duyệt phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh của Tổng công ty do Tổng giám đốc trình;

- Phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung, tương ứng với kết quả kinh doanh, kế hoạch tài chính của Tổng công ty;

- Thỏa thuận phương án nhân sự để Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm; - Thỏa thuận phương án nhân sự để Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc các đơn vị thành viên;

- Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm khác theo Điều lệ của VINACONEX.

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân và là người điều hành cao nhất của Tổng công ty và cũng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật về điều hành các hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc có một số quyền hạn như sau:

- Kiến nghị lên Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên;

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt;

Xây dựng chiến lược phát triển hàng năm và kế hoạch dài hạn đồng thời xây dựng các dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước; phương án liên doanh v.v...

- Tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị;

- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng v.v...

- Đề nghị Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc; Kế toán trưởng của Tổng công ty;

- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt tổng biên chế bộ máy... - Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm khác theo Điều lệ của Tổng công ty.

Ban Kiểm soát VINACONEX thực hiện nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra giám

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 35)