Nhận dạng và hoạt động của VINACONEX sau cổ phần hóa theo Đề án thí điểm cổ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 48)

theo Đề án thí điểm cổ phần hóa đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt

Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của VINACONEX sau cổ phần hóa và quản trị trong mô hình này như sau:

2.2.4.1. Tên gọi sau cổ phần hóa

Tên chính thức tiếng Việt: Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam

Tên chính thức tiếng Anh: Vietnam Construction & Import - Export Joint Stock Corporation

Tên giao dịch quốc tế: VINACONEX Corporation

Tên viết tắt: VINACONEX JSC

Với tính chất đa sở hữu và đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề, phạm vi hoạt động rộng và phù hợp với xu thế phát triển, hoạt động sau cổ phần hóa, VINACONEX sẽ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

VINACONEX là một tổ hợp kinh tế bao gồm công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên doanh, liên kết. Bộ máy của VINACONEX cũng chính là bộ máy tổ chức của công ty mẹ.

Công ty mẹ mang tên VINACONEX tồn tại dưới hình thức một công ty cổ phần có vốn góp chi phối của nhà nước, có tư cách pháp nhân, được đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 1999. Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết và có các quyền lợi, nghĩa vụ đối với các công ty này theo điều lệ của công ty mẹ trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật [45, tr. 50].

2.2.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy khi chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức kinh doanh của Tổng công ty cổ phần VINACONEX

CÔNG TY LIÊN KẾT

CÔNG TY CON CÔNG TY MẸ

VINACONEX Các công ty trách nhiệm hữu hạn Các công ty Cổ phần Các công ty khác Các công ty Liên doanh Các công ty trách nhiệm hữu hạn Các công ty Cổ phần Các công ty khác Các công ty Liên doanh CÔNG TY MẸ VINACONEX Các phòng ban chức năng Các trung tâm đầu tư tài chính,

đào tạo Các chi nhánh, Văn phòng rong và ngoài nước Các Ban quản lý Dự án trọng điểm Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới

Sơ đồ 2.5: Mô hình tổ chức quản lý của công ty mẹ

2.2.4.3. Phương thức hoạt động của VINACONEX trong mô hình công ty mẹ - công ty con

VINACONEX là một tổ hợp kinh tế bao gồm công ty mẹ, các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Bộ máy tổ chức của VINACONEX cũng chính là tổ chức của công ty mẹ. Các trung tâm NC CNM

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Các phòng ban chức năng

Ban Kiểm soát

Các trung tâm đầu tư tài chính Các Ban quản lý dự án trọng điểm Các Chi nhánh, văn phòng đại diện Các trung tâm đào tạo Các trung tâm nghiên cứu công nghệ mới

Công ty mẹ mang tên VINACONEX tồn tại dưới hình thức một công ty cổ phần có vốn góp chi phối của nhà nước, có tư cách pháp nhân, được đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết và có các quyền lợi, nghĩa vụ đối với các công ty này theo điều lệ của công ty mẹ trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

Phương thức hoạt động và mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết được thể hiện như dưới đây:

a) Công ty mẹ

Công ty mẹ bao gồm:

- Văn phòng trụ sở chính và các văn phòng đại diện trong và ngoài nước - Trung tâm đầu tư tài chính;

- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; - Các trung tâm đào tạo;

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán phụ thuộc; - Các ban quản lý dự án trọng điểm;

* Chức năng của công ty mẹ

- Công ty mẹ vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Thông qua đầu tư, công ty mẹ làm chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần chi phối (trên 50%) vốn điều lệ tại các công ty con và sở hữu vốn góp không chi phối (dưới 50%) tại các công ty liên kết.

- Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định sản xuất kinh doanh quan trọng trong các công ty con bao gồm định hướng chiến lược, quyết định đầu tư, quyết định công tác, tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát v.v... Thông qua quyền của chủ sở hữu vốn trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đối với các công ty liên kết, công ty mẹ không thực hiện quyền

chi phối nói trên mà quan hệ trên cơ sở hợp đồng kinh doanh, liên kết, hợp tác liên doanh phù hợp với điều lệ của công ty liên kết và công ty mẹ.

- Công ty mẹ chi phối các công ty thông qua công nghệ và thị trường. Mục đích của chi phối là nhằm phục vụ lợi ích của cả công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Trong đó công ty mẹ sẽ thực hiện việc kiểm soát chiến lược, kiểm soát thị trường, sản phẩm, công nghệ, thương hiệu hoặc tăng cường tiềm lực tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ việc góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết.

- Công ty mẹ giữ vai trò chỉ đạo, định hướng các công ty con và công ty liên kết về đầu tư tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, đào tạo phát triển nguồn lực, xây dựng chiến lược chung để thực hiện chiến lược tổng thể.

- Vốn điều lệ của công ty mẹ bao gồm toàn bộ vốn chủ sở hữu nhà nước ở toàn Tổng Công ty tại thời điểm chuyển đổi sau khi đã xử lý theo nguyên tắc được cấp có thẩm quyền quy định và vốn cổ phần phát hành thêm trong quá trình cổ phần hóa.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và công ty con, công khai tài chính hàng năm và các thông tin để đánh giá trung thực về hoạt động của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.

* Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của công ty mẹ.

- Thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ tài sản của công ty mẹ. - Thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, quyền sử dụng đất của công ty theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và sử dụng các tài sản là đất đai, tài nguyên do nhà nước giao theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty mẹ với công ty con

- Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ.

- Vốn của công ty mẹ đầu tư vào các công ty con có thể bằng tiền, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (thương hiệu của công ty mẹ, phát minh, sáng chế, bản quyền sở hữu công nghiệp và các lợi thế kinh doanh khác).

- Công ty mẹ trực tiếp quản lý phần cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài; có quyền hạn và nghĩa vụ đối với cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật.

- Công ty mẹ chi phối công ty con về các vấn đề quan trọng như định hướng chiến lược phát triển, mô hình quản lý, chiến lược đầu tư, phân chia thị trường, sử dụng thương hiệu,...v.v

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty mẹ với công ty liên kết

- Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty liên kết được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các thỏa thuận kinh tế phù hợp với điều lệ của công ty mẹ.

- Đối với các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không có vốn góp của công ty mẹ và tự nguyện tham gia thành viên của công ty mẹ, mối quan hệ giữa các công ty này với công ty mẹ sẽ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi, phù hợp với hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận giữa công ty mẹ với công ty tự nguyện tham gia thành viên của công ty mẹ.

* Loại hình các công ty con bao gồm

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn cổ phần chi phối của công ty mẹ và được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.

- Các công ty liên doanh với nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có số vốn góp chi phối của công ty mẹ.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.

- Các trường đào tạo hoạt động theo mô hình kinh doanh do công ty mẹ đầu tư hoặc sở hữu 100% vốn hoặc ở một phần chi phối nào đó.

* Chức năng hoạt động của các công ty con

- Các công ty con là các công ty được công ty mẹ đầu tư nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, hoặc một phần vốn điều lệ, vốn góp chi phối, hoặc nắm giữ cổ phần chi phối (trong đó cổ phần, vốn điều lệ chi phối là số vốn cổ phần, vốn điều lệ đa số hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty đó thì có đủ để chi phối các quyết định quan trọng về đầu tư, định hướng chiến lược, công tác cán bộ của công ty đó).

- Các công ty con có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề được đăng ký kinh doanh. Tuân thủ theo điều lệ của công ty mẹ. Công ty con được tổ chức theo loại hình pháp lý mà doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh.

- Các công ty con được thành lập từ việc cổ phần hóa và chuyển đổi các đơn vị thành viên của Tổng Công ty VINACONEX. Các công ty con này sẽ kế thừa tất cả các quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi, bao gồm: lao động, tài chính, vốn, công nợ. Ngoài ra, các công ty con cũng bao gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được Tổng Công ty VINACONEX tham gia góp vốn thành lập và nắm cổ phần chí phối (trên 50% vốn điều lệ).

- Vốn đầu tư của công ty mẹ trong công ty con sẽ bao gồm toàn bộ vốn của chủ sở hữu nhà nước thực tế tại thời điểm chuyển đổi sau khi đã xử lý theo nguyên tắc được cấp có thẩm quyển quy định và vốn bổ sung thêm từ việc phát hành cổ phiếu.

- Ngoài một số lĩnh vực chịu sự chi phối của công ty mẹ, các công ty con được hoạt động một cách độc lập phù hợp với chiến lược phát triển mà công ty mẹ đã đề ra và theo quy định của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng thông qua các hợp đồng kinh tế.

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty con đối với công ty mẹ được thể hiện trong điều lệ của công ty con với những nội dung chủ yếu sau

- Công ty con chịu sự chi phối của công ty mẹ về các vần đề quan trọng của công ty như định hướng chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư, phân chia thị trường, sản phẩm v.v...

- Được độc lập và chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông, hội đồng quản trị công ty về kết quả hoạt động của công ty.

c) Công ty liên kết

Công ty liên kết là thành viên của công ty mẹ, có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, có mối quan hệ với công ty mẹ trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh và tuân thủ điều lệ của công ty mẹ.

* Các công ty liên kết bao gồm

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.

- Các công ty liên doanh với nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có số vốn không chi phối của công ty mẹ.

- Các công ty không có vốn góp của công ty mẹ nhưng tự nguyện tham gia làm thành viên của công ty mẹ.

* Chức năng hoạt động của công ty liên kết

- Các công ty liên kết là các công ty nằm trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ đầu tư nắm giữ một phần không chi phối vốn điều lệ hoặc cổ phần.

- Các công ty liên kết có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề được đăng ký kinh doanh. Tuân thủ theo điều lệ của công ty, theo quy định của pháp luật. Công ty liên kết được tổ chức theo loại hình pháp lý mà doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh.

- Các công ty liên kết chịu sự chi phối của công ty mẹ trong các lĩnh vực do hai bên thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Các công ty liên kết được hoạt động một cách độc lập phù hợp với chiến lược phát triển của công ty, định hướng phát triển chung của công ty mẹ và các quy định hiện hành của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty liên kết được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng thông qua các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng liên doanh, liên kết,...

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty liên kết đối với công ty mẹ

- Công ty con chỉ chịu sự chi phối của công ty mẹ về công nghệ, phân chia thị trường, sản phẩm... theo sự thỏa thuận giữa hai bên thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Được độc lập và chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị công ty về kết quả hoạt động của công ty.

2.2.5. Một số khó khăn vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thí điểm cổ phần hóa của VINACONEX

Do Tổng công ty VINACONEX được lựa chọn là một trong ba tổng công ty được thực hiện thí điểm cổ phần hóa nên thẩm quyền cao nhất trong việc chỉ đạo cổ phần hóa là Thủ tướng Chính phủ. Để giúp cho Thủ tướng trong công tác chỉ đạo thí điểm cổ phần hóa, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa thí điểm Tổng công ty VINACONEX gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước, Ban Kinh tế Trung ương và một đại diện của Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo còn nhiều lúng túng, đặc biệt không có cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ngay những vấn đề mà doanh nghiệp kiến nghị trong quá trình triển khai các nội dung cổ phần hóa, thậm chí giữa các bộ ngành còn nhiều ý kiến khác nhau. Mặt khác, do công tác chỉ đạo

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 48)