Hoàn thiện pháp luật cho quá trình chuẩn bị cổ phần hóa tổng công ty nhà nước

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 100)

tổng công ty nhà nƣớc

a) Nhà nước cần bổ sung các quy định cụ thể về phương thức cổ phần hóa tổng công ty nhà nước

Do tổng công ty nhà nước là một tập hợp hàng chục thậm chí hàng trăm doanh nghiệp hạch toán độc lập và phụ thuộc gồm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nên quá trình cổ phần hóa rất phức tạp từ cơ quan tổng công ty đến các đơn vị thành viên. Việc xác định phương thức cổ phần hóa đúng đắn sẽ giúp cho việc triển khai cổ phần hóa tổng công ty nhà nước dễ dàng hơn. Từ thực tiễn cho thấy, nếu không xác định đúng đắn phương thức cổ phần hóa thì việc triển khai cổ phần hóa sẽ rất lúng túng thậm chí đi vào bế tắc.

b) Cần có hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty khi cổ phần hóa

Mặc dù, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã có quy định về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, chủ yếu là xác định giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước đơn lẻ hoặc bộ phận doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ quy định nào về việc xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty khi cổ phần hóa. Do vậy, các tổng công ty khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đều rất lúng túng khi lựa chọn phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp. Nên chăng, để giúp đỡ các tổng công ty khi cổ phần hóa giải quyết khó khăn này, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các biện pháp xác định giá trị doanh nghiệp đối với từng tổng công ty có đặc thù cụ thể. Trên cơ sở đó, các tổng công ty có thể chủ động lựa chọn để áp dụng không phụ thuộc vào sự chấp thuận hoặc đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.

c) Cần bổ sung các quy định về phương pháp xác định giá trị thương hiệu khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp

Mặc dù Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã quy định về giá trị lợi thế kinh doanh trong đó có giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu này sẽ được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xác định không đúng hoặc không chính xác giá trị thương hiệu sẽ dẫn đến việc gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước và của các cổ đông tham gia mua cổ phần của tổng công ty cổ phần hóa khi phát hành trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, cần phải bỏ quy định về việc đưa toàn bộ giá trị thương hiệu của tổng công ty vào giá trị của doanh nghiệp. Quy định này là không hợp lý và không bảo vệ được quyền lợi cho người lao động thậm chí tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Như đã phân tích ở trên, cổ phần hóa của tổng công ty thuộc sở hữu của nhiều đồng chủ sở hữu trong đó

có những người lao động của tổng công ty. Do vậy, khi xác định giá trị thương hiệu pháp luật cần có quy định cơ chế xác định tỷ lệ mà nhà nước được hưởng trong giá trị thương hiệu. Phần này, nhà nước được quyền đưa vào trong phần vốn nhà nước. Phần giá trị thương hiệu cần cho cơ chế chia cho các đồng sở hữu khác. Phần này có thể được phép chuyển đổi thành cổ phần trong công ty cổ phần. Mặt khác, để có thể xác định được chính xác giá trị thương hiệu của tổng công ty khi cổ phần hóa, cần bổ sung các quy định về phương pháp xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

d) Xác định giá trị quyền sử dụng đất

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và theo quy định của Nghị định 187/2005/NĐ-CP ngày ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thì giá trị quyền sử dụng đất sẽ được tính vào giá trị vốn nhà nước khi xác định phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều tổng công ty được nhà nước giao đất để xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. Sản phẩm xây dựng hoàn thành được doanh nghiệp chuyển nhượng cho các đối tượng khác. Sau khi chuyển nhượng thì giá trị quyền sử dụng đất đó không còn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nữa. Do vậy, không thể tính phần đất được giao này vào giá trị doanh nghiệp.

Do vậy, cần phải sửa đổi quy định của khoản 2, Điều 19, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó, đối với diện tích đất nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì không phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong trường hợp không đưa vào giá trị doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không thực hiện theo đúng mục đích của dự án thì nhà nước có thể thu hồi và giao cho doanh nghiệp khác thực hiện.

e) Đề nghị bổ sung các quy định về xử lý tài chính của doanh nghiệp khi chuyển đổi

Việc xác định giá trị doanh nghiệp gắn liền với việc xử lý tài chính tại doanh nghiệp. Do yêu cầu phát triển và với phạm vi hoạt động rộng đồng thời thực hiện những nhiệm vụ được nhà nước giao, trong quá trình hoạt động, tổng công ty và một số doanh nghiệp thành viên của tổng công ty đã kinh doanh không có hiệu quả, xuất hiện một số khoản tài chính cần phải xử lý nhưng doanh nghiệp không có nguồn để xử lý. Đề nghị bổ sung quy định cho phép khi xử lý tài chính được hòa lỗ của một số đơn vị thành viên vào lợi nhuận chung của tổng công ty. Có như vậy, mới có thể đẩy nhanh và hoàn thành được công tác xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty khi cổ phần hóa và tiến tới hoàn thành công tác cổ phần hóa toàn tổng công ty.

f) Đề nghị bổ sung các quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp quy định về mô hình công ty mẹ - công ty con

Mặc dù, tổng công ty đã lựa chọn mô hình công ty mẹ - công ty con làm mô hình tổ chức và hoạt động của mình sau cổ phần hóa nhưng mô hình này còn mới mẻ đối với Việt Nam, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Một số doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn thí điểm hoạt động theo mô hình này còn nhiều bất cập về cơ chế hoạt động, xác định mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Điều này sẽ tạo khó khăn cho các tổng công ty trong quá trình lựa chọn mô hình hoạt động. Do vậy, cần phải bổ sung quy định của pháp luật về mô hình hoạt động của các tổng công ty sau cổ phần hóa. Cụ thể là mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình này hiện nay đã được đưa vào dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất. Tuy nhiên, các quy định này còn chung chung và đến nay, Luật Doanh nghiệp này vẫn chưa được ban hành.

g) Đề nghị bổ sung quy định cho phép tổng công ty thực hiện cổ phần hóa được linh hoạt trong việc quyết định phương án bán cổ phần phát hành ra bên ngoài tại thị trường chứng khoán thông qua tổ chức tư vấn trung gian

Theo đề án được phê duyệt, tổng công ty thực hiện cổ phần hóa sẽ phát hành ra bên ngoài một số lượng cổ phần có giá trị lớn, thậm chí rất lớn. Căn cứ tình hình thực tế hiện nay, tổng công ty có thể quyết định bán cổ phần theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Bán một lần toàn bộ một lần số cổ phần phát hành

Trong trường hợp này, nếu không bán hết số cổ phần phát hành này thì đề nghị cho phép tổng công ty được tiến hành đại hội cổ đông ngay và hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp. Phần còn lại sẽ được bán tiếp nhưng tối đa không quá 1 năm kể từ ngày bán cổ phần lần 1.

Phương án 2: Bán cổ phần thành hai đợt

- Đợt 1: sau khi hoàn thành bán đợt 1, tổng công ty sẽ tiến hành đại hội cổ đông và đăng ký hoạt động ngay cho tổng công ty cổ phần.

- Đợt 2: Bán số cổ phần còn lại trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ thời điểm bán cổ phần lần 1. Trong lần bán này, cho phép doanh nghiệp được bán cổ phần ra thị trường tài chính nước ngoài.

Kiến nghị nêu trên xuất phát từ thực tiễn là việc bán cổ phần của doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn vì Chính phủ tăng cường phát hành trái phiếu cho các dự án đồng thời các doanh nghiệp cũng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà đầu tư dự kiến mua cổ phần của tổng công ty cổ phần hóa sẽ bị phân tán. Mặt khác, với phương thức như trên thì giá cổ phần sẽ tăng hơn so với nếu bán cổ phần một lần. Điều đó sẽ làm tăng lợi ích của nhà nước (thu được số tiền chênh lệch do bán đấu giá cổ phần nhiều hơn).

h) Đề nghị sửa đổi quy định về bán cổ phần cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Theo quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, người lao động được hưởng mức ưu đãi khi mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với giá giảm 40% so với giá đấu giá bình quân. Theo quy định của Nghị định 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước đây thì người lao động được quyền mua cổ phần bằng 70% mệnh giá cổ phần. Như vậy, quy định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP là một bước lùi, không có tác dụng khuyến khích người lao động tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp.

Đề nghị sửa đổi quy định nêu trên bằng việc cho phép những người lao động làm việc trong doanh nghiệp được mua cổ phần với giá mua bằng mệnh giá cổ phiếu. Số cổ phần tối đa mà mỗi người lao động được mua sẽ được xác định cụ thể theo thời gian công tác tại doanh nghiệp. Ngoài số cổ phần được mua ưu đãi thì người lao động được mua cổ phần với giá đấu giá bình quân.

Đề nghị có cơ chế bán cổ phần ưu đãi thêm cho đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp nhằm thu hút và duy trì Ban lãnh đạo có năng lực, gắn kết họ lâu dài với doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư bên ngoài yên tâm khi những người quản lý doanh nghiệp nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp.

i) Đề nghị bổ sung quy định về bán cổ phần cho cổ đông chiến lược

Để đảm bảo thành công của quá trình cổ phần hóa, đặc biệt là giúp cho hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa thì việc kêu gọi và thu hút các cổ đông chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên, Nghị định 187/2004/NĐ-CP chỉ cho phép cổ đông chiến lược là các nhà đầu tư trong nước. Như vậy, vô hình chung đã loại bỏ các nhà đầu tư nước ngoài không phải là cổ đông chiến lược của tổng công ty.

Các doanh nghiệp đều hướng đến những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, có tiềm lực kinh tế nhằm mục tiêu chính là thu hút vốn có hiệu quả, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, cải thiện đáng kể năng suất lao động... chứ không tìm cách xé lẻ cổ phần định bán cho các cổ đông nhỏ. Mặc dù cũng có ý kiến e ngại nếu để các nhà đầu tư lớn tràn vào, họ sẽ khống chế, chi phối hoặc can thiệp sâu vào kinh tế đất nước. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm của một số nước, việc bán cổ phần cho người nước ngoài cho thấy: các nhà đầu tư nước ngoài ít quan tâm tới quyền quản lý, điều hành công ty mà quan tâm nhiều đến lợi nhuận và sự tăng giá cổ phiếu của công ty. Kết quả quan trọng nhất là hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp tự quyết định, giá trị cổ phần của doanh nghiệp tăng mạnh nhờ ảnh hưởng của đầu tư từ các cổ đông nổi tiếng và có tiềm năng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng đáng kể v.v...

Do vậy, đề nghị bổ sung các quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, cần có quy định hạn chế số lượng cổ phần tối đa mà mỗi cổ đông chiến lược nước ngoài được mua.

Ngoài ra, Chính phủ cũng nên sửa đổi quy định yêu cầu tổng công ty khi xây dựng phương án cổ phần hóa phải trình danh sách cổ đông chiến lược lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với phê duyệt phương án cổ phần hóa. Nhà nước chỉ nên đưa ra tiêu chí xác định cổ đông chiến lược và số lượng cổ phần tối đa mà các cổ đông chiến lược được mua. Các vấn đề khác như tìm kiếm cổ đông chiến lược, mời cổ đông chiến lược tham gia mua cổ phần nên giao cho doanh nghiệp tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước nhà nước.

k) Sửa đổi các quy định về bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài

Nhà nước không nên hạn chế việc bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài ở mức 30% vốn điều lệ của công ty cổ phần như hiện nay. Nhà nước cần phân loại những ngành, những lĩnh vực nhà nước phải nắm giữ cổ phần hoặc hạn chế sự tham gia mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những ngành, lĩnh vực nhất định, nhà nước không hạn chế việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thậm chí có thể bán toàn bộ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua việc tham gia mua cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp, đem kinh nghiệm quản lý, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các tổng công ty nhà nước cổ phần hóa nếu không thuộc những ngành nghề nhà nước cần nắm giữ cổ phần hoặc hạn chế sự tham gia mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài thì nên cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 49% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.

m) Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý vốn nhà nước tại tổng công ty sau cổ phần hóa

Trong cơ cấu vốn điều lệ của các tổng công ty sau cổ phần hóa, nhà nước sẽ chiếm một tỷ lệ vốn nhất định. Để quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chính phủ phải cử một cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ vẫn chưa xác định rõ cơ quan nào là cơ quan quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty sau cổ phần hóa. Theo quy định hiện nay, bộ chủ quản là cơ quan quản lý vốn nhà nước tại các công ty độc lập trực thuộc bộ cổ phần hóa. Mặc dù tại thời điểm này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đã được thành lập nhưng đối tượng quản lý vốn của tổng công ty này không bao gồm việc quản lý phần vốn nhà nước tại các tổng công ty được thí điểm cổ phần hóa. Việc chưa xác định rõ cơ quan nào tiến hành cổ phần hóa, quyền và nghĩa vụ của cơ quan này trong quá

trình quản lý vốn nhà nước tại tổng công ty... đang tạo ra nhiều khó khăn cho

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 100)