Các phương pháp đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 84)

hóa các xưởng vẽ, kho sách,v.v. hiện vẫn đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng chưa rõ chính sách sắp tới.

2.3.2.4. Các phương pháp đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

Tùy thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mức độ tự do hóa thị trường trong từng thời kỳ, Đài Loan sử dụng các phương thức tiến hành đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước khác nhau và với mức độ khác nhau. Tuy nhiên có thể tóm tắt gồm các phương pháp chính như sau:

- Bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

- Bán theo phương thức đấu giá hạn chế (một số đối tượng nhất định được tham gia) hoặc đấu thầu công khai: phương thức này thường được sử dụng bán doanh nghiệp thua lỗ theo cách bán đấu giá. Mỗi lần không bán được sẽ giảm 20%;

- Góp vốn bằng tài sản với doanh nghiệp khu vực tư nhân; - Thu hút thêm vốn từ tư nhân;

- Hợp nhất với doanh nghiệp tư nhân;

- ủy thác kinh doanh, hợp đồng thuê quản lý (thuê công ty tư vấn kinh doanh): phương thức này chỉ áp dụng thuê quản lý đối với doanh nghiệp mới;

- Bán tiếp cổ phần nhà nước tại công ty;

- Bán cổ phần cho người lao động để họ tự quản lý doanh nghiệp. Riêng các tập đoàn lớn sẽ bán cho toàn dân với giá ưu đãi. Theo ý kiến của các chuyên gia Đài Loan thì quá trình tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu diễn ra thuận lợi do Đài Loan đã có các thể chế pháp lý có liên quan, đã có các tiền đề cho đa dạng hóa thực hiện tốt như thị trường tài chính, thì trường chứng khoán phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người lao động

không muốn tư nhân hóa doanh nghiệp, nảy sinh nhiều trường hợp cản trở từ phía người lao động và các nghiệp đoàn dù rằng sau khi đa dạng hóa sở hữu, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nhà nước thu được tiền bán cổ phần, thị trường tài chính, chứng khoán hoạt động tốt hơn [46, tr. 22].

Để giảm bớt sự chống đối của người lao động và đẩy nhanh tiến độ đa dạng hóa sở hữu, Chính phủ Đài Loan đã đề ra nhiều biện pháp ưu đãi cho người lao động:

- Một phần cổ phần được bán ra giành cho người lao động mua (tối đa 35%) để hỗ trợ người lao động tham gia vào quản trị công ty.

- Giải quyết quyền lợi cho người lao động khi đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước: thanh toán có phân kỳ hoặc trả một lần (khoảng 7 tháng lương); thanh toán toàn bộ bảo hiểm đã đóng, v.v.

- Đào tạo hoặc tạo chỗ làm việc mới cho người lao động không chuyển đổi cùng doanh nghiệp hoặc mất việc trong 5 năm sau khi tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu.

- Người lớn tuổi cho nhận tiền lương hưu trước thời hạn. Trường hợp doanh nghiệp khó khăn thì người lao động sẽ được nhận từ quỹ của Chính phủ. Nguồn tài chính để thực hiện các chính sách trên do Chính phủ cấp (ngân sách) và tiền bán cổ phần.

2.3.2.6. Cơ quan quản lý đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Về mặt khuôn khổ thể chế, Đài Loan đã ban hành Điều lệ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty tư nhân, trong đó qui định rõ các nguyên tắc chuyển đổi cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc này (Bộ Kinh tế, Bộ Vận tải và bưu điện, Bộ Tài chính, v.v.)

Về tổ chức, Đài Loan đã thành lập Ủy ban Tư nhân hóa gồm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch và phát triển là Trưởng ban và các bộ trưởng các bộ có liên quan tham gia là thành viên. Cấp lãnh đạo ủy ban Tư nhân hóa (các bộ trưởng) họp 3 tháng/lần; còn cấp thấp hơn (gồm các cán bộ cấp vụ, chuyên viên thuộc các bộ, ủy ban và các giáo sư, nhà kinh tế) họp hàng tháng.

Nhiệm vụ của ủy ban Tư nhân hóa là soạn thảo chính sách và các quy chế liên quan đến tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước; nắm số cổ phiếu tồn chưa bán hết và chuẩn bị bán tiếp. Việc kiểm tra các đại diện của nhà nước tham gia hội đồng quản trị và đưa ra danh sách đại diện của nhà nước tham gia hội đồng quản trị nhằm quản lý phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp để bộ trưởng quyết định. Chính phủ quản lý cổ phiếu qua các bộ, ngành. Khi tư nhân hóa một doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đều phải xem xét đến tác động xã hội và xác định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Tất cả các doanh nghiệp nhà nước liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quốc phòng hoặc an ninh quốc gia hoặc có các độc quyền, hoặc các công trình dân dụng công cộng qui mô lớn về nguyên tắc vẫn được đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có thể được chuyển thành sở hữu tư nhân trong trường hợp các cơ quan quyền lực nhà nước thấy không còn lý do, nhu cầu để Chính phủ trực tiếp quản lý nữa và được Chính phủ phê chuẩn tư nhân hóa [46, tr. 23].

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của nông nghiệp Thái Lan thời kỳ 1850 - 1960 (Trang 84)