Phương pháp giặt là

Một phần của tài liệu Bài giảng môn: Nghiệp vụ phục vụ buồng (Trang 93)

- Half board packag e: Tour trọn gói nhưng chỉ gồm các bữa ăn sáng và bữa ăn trưa hoặc ăn tối bao gồm trong chi phí tour Bữa ăn còn lại khách tự lo.

6.1.3.Phương pháp giặt là

Chương 6 QUY TRÌNH GIẶT LÀ

6.1.3.Phương pháp giặt là

* Tính chất các loại vải - Vải cotton

Vải cotton là loại vải được lấy từ hạt cây bông, vải cotton có đặc điểm: nhẹ xốp, nhiều lỗ thoáng, dễ thấm và rất chóng khô vì chất lỏng thấm vào vải nhanh nhưng không thấm vào các thớ sợi vải, chịu được nước, có thể chịu nhiệt độ cao khi giặt là (70- 800c), giữ nhiệt độ tốt nhưng lại không bền màu.

Bề mặt có sự láng bóng cao, dễ bắt bẩn nhưng lại dễ giặt sạch, không co giãn, dễ bị rách hay bị hỏng khi cọ xát và khi gấp.

Vải cotton thường sử dụng để làm vỏ gối, ga, khăn trải bàn, khăn ăn, đồng phục nhà bếp, khi sử dụng phải là phẳng.

- Vải lanh

Vải lanh là loại vải được lấy từ sợi thân cây gai. Vải lanh có đặc điểm: mịn, thẳng, rất chắc, bóng, nhẹ, xốp, nhiều lỗ thoáng.

Vải lanh hay bị nhăn và chịu nước kém hơn vải cotton, tránh để ẩm.

Vải lanh chịu được nhiệt độ cao, khi sử dụng phải là, không dẻo dai nên tránh kéo căng khi giặt là.

- Vải len

Len được làm từ lông động vật (thường là từ lông cừu). Các loại như nỉ, len, dạ, dạ nhân tạo từ len tái sinh. Vải len có đặt điểm là có độ co giản 10% nhưng dễ bị mềm và đàn hồi khi gặp nhiệt độ cao. Nên cần chú ý là không giặt bằng nước nóng, vì giặt tay bằng nước nóng có thể làm len co lại.

Len có độ dai, bền, giữ nhiệt tốt, không bắt bụi nhanh nhưng dễ bị côn trùng phá hại, do đó cần bảo quản sạch, khô, chống ẩm và chống côn trùng.

- Vải tơ lụa

Tơ lụa là loại vải được làm từ kén tằm. Tơ lụa có đặc điểm là mềm, dai, có tính co giãn, dễ giặt tẩy, mát.

Tơ lụa dễ bắt bẩn và rụng lông, dễ bị nhàu khi giặt, chịu nước kém, dễ mủn khi ướt nên tránh kéo căn khi vải tơ lụa ướt.

Tơ lụa có thể bị hỏng vì nhiệt độ cao, nên chỉ giặt bằng nước lạnh, ấm và phơi ở nơi râm mát và là mặt trái khi vải chưa khô hẳn, không vẩy nước khi là vì vải sẽ bị dão và phẳng không đều.

- Vải sợi nhân tạo

Vải sơi nhân tạo là loại vải được tổng hợp từ hóa chất. Loại vải này có thể pha nilon hoặc đơn thuần là nilon

Vải sợi nhân tạo có đặc điểm: có tính bền, chắc, dai, chống bào mòn tốt ở điều kiện ướt hoặc khô, nên có thể chịu được sức kéo căng khi giặt, sấy hoặc là.

Vải sợi nhân tạo có tính co giãn và mềm dẻo tốt nhưng cần tránh căng khi giặt. Bề mặt nhẵn nên cần tránh cọ sát khi giặt, ở nhiệt độ cao có thể bị chẩy hoặc bị co rúm, vải trắng có thể bị đổi màu do vậy nên giặt vải bằng nước ấm và là ở nhiệt độ

Nilon là một loại vải sợi nhân tạo dẫn điện, dẫn nhiệt kém, chịu được chất tẩy nồng độ cao.

Nilon là một loại sợi nhân tạo có khả năng tĩnh điện, đặc biệt trong điều kiện lạnh, nên vải nilon dễ hấp thụ bụi, dễ bắt bẩn, do vậy không nên giặt quần áo trắng cùng với các vải bẩn nhiều.

- Hiện nay có hơn 200 loại vải khác nhau, nhân viên có thê nhận biết chúng bằng nhiều cách như:

Nhìn bề mặt, độ bóng, độ dai (tức là dựa vào kinh nghiệm, hỏi cố vấn, chuyên gia)

Xem hiện tượng khi cho vải tác động với sức nóng, lửa

Ngoài ra người ta còn có thể nhận biết vải bằng cách: dùng kính hiển vi soi để nhận dạng cấu trúc các loại sợi vải hoặc cho phản ứng với dung dịch axit, kiềm.

* Các phương pháp giặt cơ bản

Tẩy bỏ vết bẩn: tẩy bỏ vết bẩn trước khi lau khô hoặc giặt Giặt: bao gồm cả giặt, vắt, sấy khô hoặc là

Lau khô: bao gồm là ủi hoặc ép vắt khô

Vắt giặt khô: dùng thuốc tẩy khô Clorytylen (đã để lóng và lọc trong nước khi sử dụng)

Thuốc tẩy khô không có hại tới vải cũng giống như nước. Do vậy khi tẩy rửa một số nguyên liệu thì độ co tự nhiên, sự đổi dạng hoặc màu sắc có thể giảm rất đáng kể. Độ co tự nhiên có thể không đáng kể bởi vì vẫn còn một lượng nước nhỏ sau khi đã được tẩy sạch bởi thuốc tẩy dung dịch, chúng được vắt kiệt nước để tránh phần lớn dung môi tẩy ra rồi làm khô bằng khí ấm.

Những đồ vật được tẩy sạch bằng thuốc tẩy phải treo lên dây để làm mất mùi hôi trước khi đem là. Mặc dù trong một số trường hợp nào đó, các đồ vật có màu sắc khác nhau có thể cùng được tẩy sạch, nhưng cần phân chia thành từng nhóm theo màu sắc như đồ màu trắng, màu sẫm... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những đồ vật được tẩy sạch bởi thuốc tẩy khô như thuốc: Clorytylen, thuốc tẩy đắt tiền nên không được lãng phí, nhưng phải được để lắng trong và lọc trước khi sử dụng lại.

6.2.Trang thiết bị và hoá chất giặt là

6.2.1.Các loại trang thiết bị

Máy giặt: máy giặt đa năng, máy giặt gia đình

Máy ép Máy vắt Máy sấy khô Tủ hấp bằng hơi Máy là cán

Máy là ép Bàn là tay Máy là hơi Máy tẩy khô Máy gấp

Các loại thiết bị dụng cụ khác như: bàn nhận hoặc trả đồ vải, giá móc treo đồ vải, máy đánh dấu, tấm ván trượt, bồn giặt, bồn chất tẩy, túi đựng đồ giặt là.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn: Nghiệp vụ phục vụ buồng (Trang 93)