Lễ cúng tắm lá lúa (Toọc bổn dào bâư khẩu)

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 85)

6. Bố cục

3.4.3.Lễ cúng tắm lá lúa (Toọc bổn dào bâư khẩu)

Lễ tắm lá lúa là một lễ chính trong công việc đồng áng của người Tày. Loại lễ này trước đây phổ biến nhiều ở vùng người Tày cư trú và làm ruộng.

Lễ được tiến hành vào tháng 4, chậm nhất là tháng 5 lúc cây lúa đã bén rễ xanh. Mục đích làm lễ để cầu mong cho cây lúa tốt tươi sây bông nặng hạt. Phạm vi tổ chức là trong dòng họ, từng chi họ hoặc một nhóm gia đình thân tín có chung ruộng, chung bãi nhưng không được nhiều quá chục gia đình. Người đứng ra làm lễ phải là một người già cả có uy tín trong dòng họ.

Mâm lễ được đặt ở giữa cánh đồng rộng nơi có nhiều ruộng nhất của dòng họ. Lễ vật gồm hương, vàng mã, hình nộm mặt trắng, mặt đen cắt bằng giấy (hình nộm âm dương) và một con gà to luộc hoặc một thủ lợn đã thui, cạo sạch và đốt vàng óng mổ banh ra. Nhà nào khá giả thì làm thịt lợn to, thịt thêm nhiều gà béo.

Ngoài mâm cúng chính còn đặt một mâm cúng khác làm toàn bằng đồ giả tượng trưng: mâm là lá chuối gấp uốn đặt trên gốc cây, đồ cúng là những thứ thải loại như một đoạn ruột non chưa luộc, thịt là lát củ nâu, cơm là bát vỏ trấu…Mục đích là để ma quỷ hại người, hại lúa đến ăn thấy thứ gì cũng khó ăn, thì sẽ bỏ đi, không đến quấy phá đồng ruộng nữa.

Nghi lễ tiến hành rất nghiêm trang với hình thức “toọc bổn”- tạm hiểu là đọc ngân nga những lời cầu nguyện bằng thơ. Về nội dung cầu nguyện của các bài “toọc bổn” cơ bản giống nhau nhưng về câu chữ lại không giống nhau, mỗi dòng họ có bài riêng của mình.

Ở mâm cỗ chính mở đầu bao giờ cũng có bài cúng: “ cầu thần, cầu pựt”, sau đó đến các bài cúng khác như “cúng hồn lúa”, “cúng tắm lá lúa:….Nội

77

dung cầu mong cây lúa khỏe mạnh, gọi vía lúa để “luyện” (vỗ về, an ủi) cho vía lúa xanh tươi.

Lễ tắm lá lúa là một nghi lễ phản ánh sự nâng niu, hi vọng của người nông dân Tày đối với cây lúa, một loại cây lương thực số một của nhà nông. Đây là một nghi lễ quan trọng trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của người Tày ở Bảo Lạc thời trước.

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 85)