Chăn nuôi

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 77)

6. Bố cục

3.2. Chăn nuôi

Đây là một loại hình không thể thiếu trong kinh tế nông nghiệp nước ta. Đối với một huyện miền núi biên giới như Bảo Lạc thì chăn nuôi gia súc lớn là

69

một đặc trưng phổ biến đồng thời là thế mạnh của vùng. Các con vật nuôi phổ biến là bò, ngựa “trấn Tuyên Quang có nhiều ngựa tốt”[29, tr.363].

Người dân dùng ngựa làm phương tiện đi lại, phương tiện vận chuyển. Ngày nay mặc dù phương tiện đi lại đã thuận tiện và phong phú hơn trước nhiều, nhiều loại phương tiện xuất hiện như: xe máy, ô tô… nhưng dân các bản xa và cao như Lô Lô, Mông thì vẫn còn dùng ngựa làm phương tiện đi lại và vận chuyển. Vì ở miền núi có sẵn cỏ, lại có nhiều đồi bãi rộng nên đồng bào nuôi bò hàng đàn. Có những hộ gia đình có tới 5,6 thậm chí hàng chục con bò, rất béo tốt. Ban ngày, người ta đem bò đi thả ra đồng cỏ để chăn, đến tối mới đuổi về nhốt dưới nhà sàn.

Cùng với việc chăn nuôi đại gia súc, đồng bào còn nuôi gia súc nhỏ (lợn) và gia cầm ( vịt, gà, ngan…) Trước Cách mạng tháng Tám, khi còn tồn tại chế độ Quằng, nhà Quằng còn phân những mảnh ruộng cho người chuyên nuôi lợn để phục dịch cho nhà Quằng khi có tang ma, giỗ chạp……Chẳng hạn “ Tên Lang Văn Quế, một chúa đất nhỏ ở xã Cô Ba…buộc ba bản Nà Nèng (người Dao), Lũng Nà (người Hmông) nuôi trâu và bản Phiêng Môn (người Tày) có khoảng 40 hộ, mỗi hộ nuôi hai, ba con lợn nặng hàng tạ nộp cho chúng”[36,tr.494].

Đa phần hoạt động chăn nuôi của họ chủ yếu là để phục vụ nhu cầu đi lại và bữa ăn hàng ngày chứ rất ít khi được đem ra chợ để trao đổi, mua bán.

Đồng bào Bảo Lạc trong quá trình chăn nuôi đã quan sát và đúc rút được những kinh nghiệm (tri thức dân gian) trong việc lựa chọn giống vật nuôi. Khi chọn trâu, đồng bào chọn trâu càu thân cao, chân dài cân đối, đuôi dài, toàn thân phải có bốn xoáy. Trâu cái để phải chọn con to, khỏe, bốn vú tròn đều, lưng phẳng, đuôi dài, lông thưa sẽ sinh sản tốt. Lợn con nuôi nên chọn con vai rộng, lông thưa ngắn, mõm tròn, mũi ướt là giống lợn tốt, mau lớn. Nuôi ngựa chọn ngựa cái phải chọn con to, khỏe, màu lông đẹp, có dáng vóc thon, móng đứng, mông mảy, ngực nở, ăn khỏe, khoáy tốt…

Ở Bảo Lạc, nhất là vùng Nam Quang (thuộc Bảo Lâm) ngày nay, đồng bào Tày còn có tập quán nuôi cá chép ruộng. Mỗi gia đình thường có một chiếc

70

ao nhỏ ở ngay sát nhà, có nước chảy để nuôi cá chép giống. Theo khảo sát tại địa phương của tác giả: cá chép giống được nuôi từ trong năm, đến khoảng tháng giêng, tháng hai cá đẻ trứng. Khi đó, mạ cấy trên những thửa ruộng đã mọc xanh, người ta đem cá con thả xuống ruộng lúa và họ thường đào những chiếc giếng con, những hố nước sâu ở góc ruộng có lá che kín để cá trú. Khi thả cá xuống ruộng, nước ruộng đảm bảo lúc nào cũng phải đầy, cá sinh sống ở đó ăn màu từ ruộng lúa nên không cần phải cho chúng thức ăn như khi nuôi cá ao.

Cá chép nuôi ở ruộng rất nhanh lớn, chỉ đến tháng bảy, tháng tám là cá nuôi có thể thu hoạch. Do thức ăn là rong rêu, chất dinh dưỡng của ruộng lúa nên thịt cá chép ở đây dù cá nhỏ ăn cũng rất thơm ngon, béo ngậy. Người dân Nam Quang nổi tiếng với món ăn được chế biến từ cá chép đó là bánh cá.

Nhìn chung hoạt động chăn nuôi của đồng bào Bảo Lạc chủ yếu là quy mô nhỏ, tại gia đình, chăn nuôi để lấy sức kéo phục vụ cho trồng trọt và bổ sung thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày, một số khác để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân các bản vùng cao.

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)