Sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805)

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 44)

6. Bố cục

2.3. Sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805)

Nhà Nguyễn sau khi bình định xong cả nước (1802) đã tiến hành lập địa bạ các trấn miền núi theo mẫu quy định. Việc lập địa bạ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình ruộng đất vùng dân tộc miền núi Bảo Lạc. Tư liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/36 chủ yếu để khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất Bảo Lạc cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là các tài liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) Minh Mệnh 21 (1840) tổng cộng có 20 đơn vị địa bạ.

Các địa bạ có niên đại nói trên đều là bản chính, hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, 13 xã trên tổng số 20 xã có địa bạ Gia Long 4, 7 xã có địa bạ Minh Mệnh 21. Trong quá trình tiếp cận sử dụng tư liệu địa bạ, chúng tôi cố gắng phục dựng lại vài nét về tình hình ruộng đất ở Bảo Lạc cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, qua địa bạ Gia Long 4 và Minh Mệnh 21 với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở Bảo Lạc: Theo số liệu của địa bạ huyện Bảo Lạc năm Gia Long 4 (1805), thực trạng các loại ruộng đất như sau:

Bảng 2.2: Thống kê địa bạ năm Gia Long 4 (1805) của 13 xã thôn

ĐVT: m.s.th.t

Tên thôn, xã Tổng diện tích

tƣ điền Thực canh Hoang phế

Tổng Đông Quang 1. Bách Đích 52.6.1.4 26.0 26.6.1.4 2. An Định 718.0.3.2 36.3.3.2 681.7 3. Mậu Duệ 207.1.2.4 72.0 135.1.2.4 4. Hữu Vĩnh 181.9.12.4 111.0 70.9.12.4 Tổng Yên Phú 5. Yên Phú 308.4.1.4 14.4 294.0.1.4 6. Phú Nam 209.9.3.8 40.0 169.9.3.8 7. Đường Âm 65.3.8.5 15.4.6 49.9.2.5 8. Lạc Nông 185.4.4 30.0 155.4.4 Tổng Vân Quang 9. Gian Lạc 455.7.6 251.2 204.5.6 10. Yên Đức 391.3.10.9 149.5.11.3 241.7.14.6 Tổng Mông Ân 11. Mông Yên 200.9.0.2 145.8 55.1.0.2 12. Mông Ân 285.2.3.9 152.8.1 132.4.2.9 13. Lương Thổ 214.9.5.6 115.2.3 99.7.2.6 Tổng cộng 3477.0.3.7 1159.7.9.5 2317.2.9.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/37 Để hình dung rõ hơn tỷ lệ các loại ruộng này trên tổng số diện tích ruộng đất của huyện Bảo Lạc, chúng tôi đã thống kê số liệu ở bảng 2.3 và biểu đồ 2.1.

Bảng 2.3: Sự phân bố ruộng đất của 13 xã thôn huyện Bảo Lạc theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

ĐVT: m.s.th.t

STT Loại ruộng Diện tích Tỷ lệ %

1 Tư điền 3477.0.3.7 100

2 Thực canh 1159.7.9.5 33,3

3 Hoang phế 2317.2.9.2 66,7

Tổng 3477.0.3.7 100,00

Nguồn: Thống kê 13 địa bạ Gia Long 4 (1805)

66.7 33.3

Thực canh Hoang phế

Biểu đồ 2.1: Tình hình ruộng đất ở Bảo Lạc năm 1805

Từ số liệu ở các bảng 2.2; 2.3 và biểu đồ 2.1 cho thấy:

Thứ nhất, toàn bộ diện tích đất đai của huyện Bảo Lạc ở thời điểm năm Gia Long 4 (1805) là tư điền. Bảo Lạc không có ruộng đất công. Đây cũng là xu hướng chung diễn ra phổ biến trong cả nước lúc bấy giờ. Trừ một số trường hợp đặc biệt như xã Trà Lũ ( Nam Định) ở đây không có sở hữu tư nhân về ruộng đất. (Có tới 93,6 % diện tích ruộng là công điền, còn lại 6,4% là ruộng tín ngưỡng).

Thứ hai: Toàn bộ diện tích ruộng đất của huyện đều là điền, không có loại đất thổ trạch, viên trì hay thần từ, phật tự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/38 Thứ ba, diện tích ruộng đất lưu hoang khá lớn. Trong tổng số 3477.0.3.7 thì diện tích ruộng đất thực canh là 1159.7.9.5 (chiếm 33,3%) còn diện tích lưu hoang lên tới: 2317.2.9.2 (chiếm 66,7 %) gấp 2 lần so với phần thực canh.

Lý giải cho vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh những nguyên nhân của hoàn cảnh lịch sử có ảnh hưởng tới tất cả các địa phương trong cả nước thời kỳ này là do hậu quả của các cuộc chiến tranh kéo dài, nhà nước không còn đủ sức để quan tâm đến kinh tế nông nghiệp và đời sống của nhân dân, cộng với mất mùa, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã đẩy nhân dân vào tình cảnh phải bỏ làng đi phiêu tán khắp nơi, dẫn đến đồng ruộng bị bỏ hoang. Ngay dưới triều đại Quang Trung, sau khi lên ngôi hoàng đế năm 1789, trong Chiếu Khuyến nông, vua Quang Trung đã phải thừa nhận tình hình thực tế trên: “ Từ lúc trải qua loạn lạc đến nay, binh lửa liên miên, bận rộn, lại thêm đói kém, nhân khẩu lưu tán, đồng ruộng bỏ hoang, số đinh điền thực trưng mười phần không được bốn, năm” [25,tr. 28]

Ngoài những lý do nêu trên, thì nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc ruộng đất bị bỏ hoang nhiều ở Bảo Lạc là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Theo tư liệu địa bạ, đa phần ruộng đất ở huyện đều là ruộng loại 3, loại đất xấu, không thuận lợi cho việc canh tác. Điều này phản ánh tính chất địa hình, khí hậu của một huyện miền núi với loại hình ruộng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như sách Đồng Khánh Dư địa chí đã chép: “Đất giáp nước Thanh, nhiều sương núi khí độc, đến giờ Thìn, giờ Tỵ mới hửng nắng. Đến cuối mùa xuân còn rét. Mùa hè nhiều mưa lũ, đường thủy đường bộ đều khó đi. Mùa đông sương độc như mưa, đến giờ Ngọ mới tan, rét buốt”[32, tr.871-872] Trong khi đó số lượng dân cư ít, phân bố thưa thớt, không đủ sức người trong việc giải quyết diện tích hoang phế, khiến diện tích ruộng đất lưu hoang quá lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/39

- Về quy mô sở hữu ruộng đất

Bảng 2.4: Bình quân sở hữu ruộng đất của một chủ trong 13 xã thôn huyện Bảo Lạc đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

ĐVT: m.s.th.t

Xã, thôn Ruộng tƣ ghi trong địa bạ Diện tích có thể tính sở hữu Số chủ Bình quân 1 chủ Tổng Đông Quang 1. Bách Đích 52.6.1.4 26.0.0.0 7 3.7.2.1 2. An Định 718.0.3.2 36.3.3.2 28 1.2.14.5 3. Mậu Duệ 207.1.2.4 72.0.0.0 18 4.0.0 4. Hữu Vĩnh 181.9.12.4 111.0.0.0 35 3.2.4.2 Tổng Yên Phú 5. Yên Phú 308.4.1.4 14.4.0.0 9 1.6.0 6. Phú Nam 209.9.3.8 40.0.0.0 8 5.0.0 7. Đường Âm 65.3.8.5 15.4.6.0 7 2.2.0.8 8. Lạc Nông 185.4.4 30.0.0.0 11 2.7.4.0 Tổng Vân Quang 9. Gian Lạc 455.7.6 251.2.0.0 24 10.4.9.4 10. Yên Đức 391.3.10.9 149.5.11.3 23 6.5.0.4 Tổng Mông Ân 11. Mông Yên 200.9.0.2 145.8.0.0 32 4.5.8.4 12. Mông Ân 285.2.3.9 152.8.1.0 27 5.6.8.9 13. Lương Thổ 214.9.5.6 115.2.3.0 19 6.0.9.6 Tổng cộng 3477.0.3.7 1159.7.9.5 248 4.6.11.4

Nguồn: Thống kê 13 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Sở hữu bình quân 1 chủ ở Bảo Lạc là 4.6.11.4 đó là mức sở hữu bình quân tương đối cao. Tuy nhiên mức bình quân sở hữu không đồng đều giữa các xã: xã có mức bình quân sở hữu cao nhất là xã Gian Lạc (tổng Vân Quang) với mức 10.4.9.4 trong khi đó xã có mức bình quân sở hữu thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/40 nhất là xã Yên Phú với mức 0.1.6. Mức độ sở hữu cũng không đồng đều giữa các chủ sở hữu: người có mức sở hữu cao nhất là ông Nông Khắc Tâm xã Gian Lạc tổng Vân Quang với diện tích là 13 mẫu 7 sào. Người có mức sở hữu thấp nhất là ông Nguyễn Văn Do xã Mông Ân 6 sào. Điều đó phản ánh sự phân hóa sâu sắc giữa các tầng lớp sở hữu ở đây.

Bảng 2.5: Quy mô sở hữu ruộng đất của huyện Bảo Lạc theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

ĐVT: m.s.th.t

Quy mô sở hữu Chủ sở hữu Diện tích

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Dưới một mẫu 33 13,3 27.0.0.0 2,3 1 đến 3 mẫu 40 16,1 89.7.14.2 7,4 3 đến 5mẫu 85 34,3 335.2.8.7 28,9 5 đến 10 mẫu 71 28,6 497.6.1.6 42,9 10 đến 20 mẫu 19 7,7 210.1.0.0 18,5 Tổng cộng 248 100 1159.7.9.5 100

Nguồn: Thống kê 13 địa bạ Gia Long 4 (1805)

0 10 20 30 40 50 Dưới một mẫu 1 đến 3 mẫu 3 đến 5mẫu 5 đến 10 mẫu 10 đến 20 mẫu

Tỉ lệ sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Chủ sở hữu Diện tích

Biểu đồ 2.2:Quy mô sở hữu ruộng đất của huyện Bảo Lạc năm 1805

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy:

Số ruộng đất tư hữu của huyện Bảo Lạc thuộc về 248 chủ với diện tích sở hữu 1159.7.9.5. Quy mô tư hữu ruộng đất ở Bảo Lạc về cơ bản có 5 loại như thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/41 kê ở bảng 4. Trong đó nhiều nhất là mức sở hữu từ 3 - 5 mẫu (85/248 chủ) (chiếm 34,3% số chủ). Mức sở hữu lớn nhất ở đây là từ 10 - 20 mẫu có 19 chủ (chiếm 7,7 % số chủ) và 18,5 % diện tích ruộng đất. Nhìn chung sở hữu ruộng đất của các chủ ở thời điểm này phổ biến là loại vừa và nhỏ, từ 5 mẫu trở xuống.

Một điểm khác biệt về sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc năm Gia Long 4 (1805) so với các địa phương khác là không có chủ ruộng phụ canh. Phải chăng tình trạng dân cư thưa thớt, địa hình đa phần là đồi núi, đi lại gặp nhiều khó khăn, diện tích đất đai hoang phế nhiều, các chủ sở hữu thậm chí còn chưa canh tác hết diện tích sở hữu của mình nên chưa có điều kiện đến bản xã khác để phụ canh thêm ruộng.

Các địa bạ còn cho biết cụ thể chất lượng ruộng đất cũng như thời vụ cày cấy của các xã đó. Bảo Lạc chủ yếu ruộng loại 3, thu điền.

- Giới tính trong sở hữu ruộng đất

Điểm đặc biệt về sở hữu ruộng đất ở huyện Bảo Lạc nửa đầu thế kỷ XIX là trong tổng số 248 chủ sở hữu thì đều là nam giới, không có trường hợp nào chủ sở hữu là nữ giới.

- Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ

Từ số liệu được thống kê trong 13 địa bạ năm Gia Long 4 (1805) chúng tôi đã hệ thống được quy mô sở hữu của các nhóm họ như ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Quy mô sở hữu của các nhóm họ

ĐVT: m.s.th.t. STT Họ Tổng số chủ/Tỷ lệ Diện tích sở hữu 1 Nông 59 = 23,8% 442.5.5.8 = 38,2% 2 Nguyễn 116 = 46,8% 331.5.9.2 = 28,6% 3 Hoàng 2 = 0,8% 7.5.0.0 = 0,7% 4 Hà 1 = 0,4% 3.5.0.0 = 0,3% 5 Dương 70 = 28,2% 374.6.9.5 = 32,2% Tổng 248 = 100% 1159.7.9.5 = 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/42 38.2 28.6 0.7 0.3 32.2

Nông Nguyễn Hoàng Hà Dương

Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ năm 1805

Toàn bộ diện tích ruộng đất tư hữu ở Bảo Lạc thuộc về 248 chủ nhưng chỉ tập trung vào 5 nhóm họ: Nông; Nguyễn; Hoàng; Hà; Dương.

Trong 5 họ nêu trên cũng có chỉ có 3 họ có số chủ sở hữu đông nhất là họ Nguyễn (116/248 chủ = 46,8%); Dương (70/248 chủ =28,2%); Nông (59/248 chủ = 23,8%) và 2 họ còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể như họ Hà chỉ có 1 chủ sở hữu (chiếm 0,4%) hay họ Hoàng chỉ có 2 chủ sở hữu (chiếm 0,8%). Chứng tỏ mức độ phân hóa giữa các họ là khá lớn. Chỉ tính riêng diện tích sở hữu của 03 họ Nguyễn, Dương, Nông đã chiếm tới 98,8% tổng diện tích ruộng đất của toàn huyện. Riêng họ Nguyễn chiếm 46,8% số chủ sở hữu và 28,6% tổng diện tích ruộng đất. Điều này thể hiện rõ thế lực về kinh tế của các dòng họ Quằng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của Bảo Lạc nói riêng cũng như ở các vùng dân tộc miền núi có tồn tại chế độ Quằng - Thổ ty nói chung.

- Sở hữu ruộng đất của các chức sắc

Tư liệu địa bạ Gia Long 4 cho biết có Bảo Lạc 53 chức sắc bao gồm: 26 sắc mục, 11 xã trưởng, 13 thôn trưởng, 3 khán thủ. Tư hữu ruộng đất của các chức sắc được thống kê ở bảng 2.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/43

Bảng 2.7: Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc

Chức vị Không có ruộng < 1 mẫu 1-3 mẫu 3-5 mẫu 5-10 mẫu 10 - 20 mẫu Sắc mục (26) % 4 3 13 4 2 Xã trƣởng(11) % 2 1 1 2 3 2 Thôn trƣởng (13) % 4 1 2 4 2 Khán thủ (3) % 1 2 53 = 100 % 10 18,9% 2 3,8% 6 11,3% 20 37,8% 11 20,7% 4 7,5%

Nguồn: Thống kê 13 địa bạ Gia Long 4 (1805)

Có 53 chức sắc nhưng có đến 10 người không có ruộng (18,9%) còn lại 43 người (81,1% số chức sắc ) có ruộng đất. Số chức sắc có từ 3 - 5 mẫu nhiều hơn cả (37,8%). Số sở hữu từ 5-10 mẫu có 11 người (20,7%) . Trong đó sở hữu lớn từ 10-20 mẫu chỉ có 4 người (7,5%). Còn lại, số chức sắc sở hữu dưới 1 mẫu là 2 người (3,8%), có ruộng đất từ 1 - 3 mẫu là 6 người (11,3%).

Nhìn chung sở hữu ruộng đất của cácchức sắc tập trung vào mức từ 3 - 5 mẫu, không có nhiều sở hữu lớn.

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)