Các thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 28)

6. Bố cục

1.3.Các thành phần dân tộc

Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới, giao thông đi lại khó khăn, nên dân cư sinh sống trên địa bàn huyện khá thưa thớt. Theo số liệu thống kê năm 1998 (khi chưa tách 10 xã của huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo Lâm), toàn huyện có 88.397 người với 9 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán chỉ, Lô Lô, Hoa, Quý Châu. Trong đó đông nhất là dân tộc Tày (27,5%), Mông (26,3%), Nùng (16,9%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/20

Bảng 1.1: Bảng thống kê dân số theo thành phần dân tộc năm 1998

Dân tộc Số dân Tỷ lệ phần trăm (%)

Kinh 3.999 4,5 Tày 24.265 27,5 Nùng 14.999 16,9 Dao 12.303 13,9 Mông 23.225 26,3 Sán Chỉ 4.169 4,7% Các dân tộc khác

(Lô Lô, Hoa, Quý Châu) 5.437 6,2%

Tổng số 88.397 100%

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Bảo Lạc - Tỉnh Cao Bằng

Từ xa xưa Bảo Lạc đã là vùng đất sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người. Theo ghi chép của Đồng Khánh dư địa chí: “Dân hai huyện có người Thổ (Tày), Nùng, Mèo, Mán, mỗi dân tộc có một hai tộc, gồm ba bốn hạng dân, phong tục, tiếng nói đều khác nhau. Các tục cưới xin, tang ma, cúng tế, nửa xa xỉ, nửa tiết kiệm. Người Nùng, người Anh Miêu, người Mán La Quả thật thà. Người Nùng ở chân núi, người Mán ở sườn núi, người Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa văn. Họ đều ở chỗ rừng núi, đinh tráng các bộ đều có súng kíp, dao nhọn để chống lại thú dữ……đại khái phần nhiều đều giỏi săn bắn”[32, tr.871]. Những ghi chép này cho thấy, ngay từ sớm Bảo Lạc đã là địa bàn cộng cư và sinh sống hòa hợp của nhiều dân tộc anh em.

Cũng như các địa phương khác, mỗi một dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng. Sự phát triển dân số Bảo Lạc ngày nay là do sự hình thành của các cộng đồng tộc người đến cư trú tại Bảo Lạc, trải qua quá trình lâu dài, phức tạp. Quá trình đó gắn liền với những biến động của lịch sử xã hội kéo theo là sự tăng nhanh của lực lượng sản xuất xã hội. Mỗi dân tộc cư trú ở Bảo Lạc cũng có một quá trình lịch sử phát triển riêng, có từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/21

1.3.1. Dân tộc Tày

Người Tày là cư dân bản địa, là những cư dân sớm có mặt trong thành phần dân cư nước Văn Lang cổ đại và là một trong những thành phần dân cư sáng lập nên nhà nước Âu Lạc.

Dân tộc Tày có tên gọi khác là “Tày Đeng” hoặc “Thổ” (người sinh ra ở đây từ rất lâu đời - là thổ dân vùng đất này). Tư liệu lịch sử cho biết, từ thời thượng cổ, họ là người bản địa ở đây, tên gọi là người Tày. Tuy nhiên trong tâm thức của cư dân địa phương, người Tày ở Bảo Lạc được chia làm bốn loại: Tày Thổ trước, Tày Phụ đạo, Tày Thổ Ty và người biến Thổ [14, tr. 2]

Tày Thổ trước: là người Tày sinh sống từ lâu đời ở địa phương tức là người Tày bản địa.

Tày Phụ đạo (Pò thào): Vốn cũng là người Tày bản địa, tương truyền vào thế kỷ XV, họ theo vua Lê mở nước, có công trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Sau cuộc chiến tranh giải phóng đất nước thắng lợi, những người này được vua Lê phong cho làm phụ đạo ở địa phương cho hưởng chế độ miễn phu lính. Có bốn dòng họ Tày Phụ đạo, gồm họ Hoàng, họ Nguyễn, họ Nùng và họ Bế.

Tày Thổ ty: Là con cháu của công thần triều Lê được vua phân phong cho cai quản các địa phương. Cả thảy gồm 11 họ: Bế Nguyễn, Bế Kim, Hoàng Ích, Nùng Ích, Nùng Trí, Nùng Hữu, Nguyễn, Tống Đình, Lương Đình, Đàm Vũ. Tất cả đều được nhà Lê phong làm phiên thần và cai quản binh dân, bãi bỏ lệ tập quản, được miễn trừ lao dịch.

Tày biến Thổ: Là người từ miền xuôi đến làm nghề dạy học hoặc làm nghề buôn bán. Họ là con cháu, tôi tớ của những người từng theo nhà Mạc, Tây Sơn còn sót lại, qua thời gian nhiều đời, sinh sống yên ổn, tất cả đều gọi là biến Thổ [14, tr. 84].

Các nhóm dân tộc Tày hầu hết đều cư trú xen kẽ với nhau và xen kẽ với một số dân tộc khác, đại đa số là cư trú vùng thấp và một số ít vùng gò đồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/22 thấp, họ cư trú theo kiểu tập trung thành những chòm xóm 10 - 20 nóc nhà hoặc 40 - 50 nóc nhà, có nơi đông hơn có thể đạt 80 - 100 nóc nhà. Người Tày thường đặt tên làng xóm của mình theo phong cảnh tự nhiên, đền chùa, nhưng nhiều hơn cả là đặt tên làng xóm gắn liền với tên Nà hoặc Thổng (Tổng) tức là cánh đồng, như vùng thị trấn Bảo Lạc, xã Cốc Pàng hiện nay còn nhiều xóm có tên: Nà Chùa, Nà Dường, Nà Luông, Nà Cam…. Nhiều tên làng, bản của người Tày gắn bó với cả đời sống của từng người, từng nhà, là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi chung sống của nhiều họ tộc gắn liền với sự phát triển của dân tộc.

1.3.2. Dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng là một dân tộc ít người, đứng thứ 7 về số lượng dân cư trong danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Viện Dân tộc học năm 1979, bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau, cư trú phân tán ở vùng núi phía Bắc, tạo nên sự phong phú, đa dạng của sắc thái văn hóa Viêt Nam. Dân tộc Nùng ở Việt Nam có 968.800 người (theo số liệu thống kê dân số năm 2009). Riêng ở Cao Bằng, người Nùng có 161.134 (theo số liệu thống kê dân số năm 2009) chiếm 16,3% số người Nùng trong cả nước. Trong đó đồng bào Nùng ở Bảo Lạc có 11.925 người, chiếm 24,16% dân số của huyện.

Lê Quý Đôn trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục đã chép về sự có mặt của dân tộc Nùng ở Việt Nam lúc bấy giờ như sau: “Giống người Nùng đều là người mười hai thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phù Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc. Họ phiêu lưu đến nước ta, làm nghề cày cấy, trồng trọt, cùng chịu thuế khóa, lao dịch, mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngụ đã đến vào ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất. Các xứ Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên đều có giống người này”[8, tr. 391]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/23 Người Nùng ở Bảo Lạc nói riêng, ở Việt Nam nói chung đã thiên di từ Trung Quốc vào nước ta từ sớm: “Người Nùng ở Việt Nam có chung nguồn gốc với người Nùng (nay là dân tộc Choang) ở Quảng Tây - Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ I trước công nguyên, người Nùng đã có mặt ở Việt Nam nhưng thời đó được gọi là người Tày. Những người mang tộc danh Nùng ở Việt Nam hiện nay mới di cư từ nam Trung Quốc vào nước ta cách đây khoảng 3 thế kỷ”[40,tr .10]

Người Nùng thường cư trú vùng lưng chừng núi thấp, hình thành từng cụm dân cư ở bên sườn đồi, chân núi đá, đồng bào hầu hết ở nhà sàn.

Do điều kiện canh tác khó khăn, đồng bào phải làm thêm các nghề phụ cổ truyền khá nổi tiếng như: rèn, đúc nông cụ, nghề dệt vải, đan lát.

Qua nhiều đời, đồng bào dân tộc Nùng đã trở thành một thành viên không thể chia cắt được trong cộng đồng các dân tộc Bảo Lạc nói riêng cũng như trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung.

1.3.3. Dân tộc Dao

Dân tộc Dao còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: Mán, Động, Trai….Người Dao đã từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam trong quá trình thiên di rải rác từ thế kỷ XIII, đến thế kỷ XV những cuộc thiên di đó mới thực sự diễn ra một cách mạnh mẽ. Người Dao thiên di vào Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau, chủ yếu là tìm đất khai thác để trồng trọt tốt hơn, ít bị ràng buộc hơn so với chế độ kiểm soát ngặt nghèo của triều đình Trung Hoa, như mấy câu thơ trong truyện Đại Hành và Bàn Hồ có nói:

“Thiên triều đất rộng người đông đúc Không đất trồng trọt lúa, ngô, khoai Tin đồn Việt Nam có nhiều đất

Làng bản xôn xao tính kế đi” [18, tr.65] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, trong đồng bào Dao còn lưu truyền nhiều áng thơ văn cổ với nội dung là những bức thư trao đổi giữa người sang trước đang sống ở Việt Nam rồi nhắn gửi đồng tộc của mình ở bên kia biên giới như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/24

“Tổ xưa nghe lời thiên triều mách Tới Quảng Đông trăm nỗi lo phiền Việt Nam trăm thứ tốt

Nghìn vạn tuổi chẳng lo sầu” Hay là “ “ Việt Nam giàu đẹp đừng quên nhé

Mau mau dọn nhà đến Việt Nam” [37, tr.188]

Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác năm bẩy nóc nhà.

Người dân tộc Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước với kỹ thuật canh tác khá tiến bộ. Họ vừa làm nương vừa làm ruộng. Xưa kia họ chuyên du canh, du cư, sau năm bảy năm canh tác trên vùng đất cũ, họ bỏ làng, bỏ bản đi tìm vùng đất mới.

Ngày nay người dân tộc Dao đã bỏ phong tục đó, xây dựng cuộc sống mới định canh, định cư, vừa phát triển nương rẫy, vừa bảo vệ và khai thác rừng hợp lý. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai…Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và nuôi ngựa, dê ở vùng cao. Nghề trồng bông, dệt vải cũng khá phổ biến ở các nhóm dân tộc Dao.

Hầu hết các xóm bản người Dao đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Nhiều nơi còn làm súng hỏa mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tai, nhẫn, dây bạc, hộp đựng trầu….

Nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản. Giấy bản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma. Nhiều nơi có nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghề làm đường mật….

1.3.4. Dân tộc Mông

Trong cuốn “Cao Bằng tạp chí nhật tập” tác giả Bế Huỳnh cho biết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/25

Tây (Trung Quốc). Vào cuối thế kỷ XVII, Ngô Tam Quế (ở Trung Quốc) chống lại nhà Thanh, họ đã tránh loạn sang các tỉnh biên giới nước ta”[14, tr. 8]

Đặc điểm cư trú của người Mông là “họ thường chọn những chỗ núi cao, rừng rậm mà ở”. Đó là những nơi có địa thế hiểm trở, vách núi dựng đứng trong các hẻm núi sâu tựa như ốc đảo của vùng sơn cước. Họ làm nương rẫy với phương thức canh tác chủ yếu là “đao cảnh, hỏa chủng” (dùng dao để phát hoang canh tác, dùng lửa đốt rừng để trỉa hạt). Các loại cây trồng gồm có: ngô, đậu, lúa mạch, rau làm thức ăn. Khi chất đất xấu đi họ lại dời đến chỗ khác. Cây lương thực chính của người Mông là ngô, ngoài ra đồng bào còn trồng thêm các loại rau màu khác….Hoạt động săn bắn cũng chiếm vị trí khá quan trọng trong đời sống sản xuất của đồng bào, nó vừa có ý nghĩa bảo vệ mùa màng, vừa cung cấp một phần thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Thực tế cho thấy, đời sống của đồng bào Mông ở huyện Bảo Lạc còn thấp, đường giao thông tới các bản rất khó khăn, các phúc lợi xã hội gần như chưa có gì đáng kể. Để tạo điều kiện cho đồng bào Mông cùng hòa nhập với sự đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, giúp đỡ từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào, nhất là về vấn đề dân trí.

1.3.5. Dân tộc Kinh

Một trong những dân tộc có vai trò hết sức quan trọng làm tăng thêm quá trình cộng cư trên mảnh đất Bảo Lạc và tạo ra mối giao hòa thúc đẩy kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc, đó là dân tộc Kinh. Không phải là người bản địa, người Kinh từ miền xuôi lên đây với nhiều nguyên nhân khác nhau, có bộ phận là những dân nghèo tha phương cầu thực, lên miền núi làm ăn, có bộ phận là quan quân của triều đình phong kiến. Một bộ phận là hậu duệ của các quan quân nhà Mạc ở lại các địa phương Cao Bằng và sau này còn có cả bộ phận quan lại nhà Nguyễn (chính sách lưu quan) được cử lên cai trị mang theo cả gia quyến ở lại lâu dài…

Cho đến trước Cách mạng tháng Tám, người Kinh chưa có nhiều. Họ cư trú chủ yếu ở ngoài thị trấn, gần đường giao thông, tiện nguồn nước. Sau ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/26 hòa bình lặp lại, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước kêu gọi thanh niên tình nguyện lên Tây Bắc để khai hoang, phá rừng làm nương rẫy nên số lượng người miền xuôi lên đây ngày càng đông, họ sống trong sự đùm bọc, yêu thương của các dân tộc anh em trên địa bàn cùng cư trú, đoàn kết xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Hơn nữa, sự gắn kết hôn nhân giữa các dân tộc trong huyện cũng làm cho quá trình ấy diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ giữa các dân tộc càng trở nên khăng khít, gắn bó, đời sống ngày càng ổn định.

Theo Niên giám thống kê năm 2011, dân số toàn tỉnh Cao Bằng là 515.000 người với mật độ trung bình là 77 người/km2, là mức thấp nhất so với mật độ trung bình của cả nước. Đối với Bảo Lạc do là một huyện miền núi biên giới, giao thông đi lại còn khó khăn nên mật độ dân số của huyện thuộc mức thấp nhất của tỉnh (53,7 người/km2) chỉ cao hơn hai huyện Thạch An (44,7 người/km2), huyện Nguyên Bình (47 người/km2

). Các dân tộc thiểu số ở Bảo Lạc sống vừa phân tán, vừa xen kẽ, rải rác khắp các xã của huyện. Mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau, nhưng đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện trong quá trình lịch sử đã luôn gắn kết, gắn bó và giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong lao động và sản xuất.

Các dân tộc trong huyện sống xen kẽ, hòa đồng, quần tụ bên nhau tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc.

Tiểu kết: Bảo Lạc là một huyện miền núi với 90% diện tích là đồi núi, điều kiện tự nhiên của huyện mặc dù có nhiều khó khăn nhưng mặt khác cũng tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Dân cư Bảo Lạc do nhiều bộ phận hợp thành trong đó đồng bào Tày chiếm đa số, nhân dân vốn có truyền thống cần cù lao động, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương và tạo nên bản sắc văn hóa đa dân tộc phong phú và sinh động trên mảnh đất này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/27

Chƣơng 2

SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN BẢO LẠC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 2.1. Tình hình ruộng đất Bảo Lạc trƣớc thế kỷ XIX

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước và cho đến thập kỷ 50 của thế kỷ XX, tại Bảo Lạc đã tồn tại một chế độ xã hội theo tiếng gọi của người Tày là Quằng, (còn gọi là chế độ Thổ ty). Trong đó các quan hệ phong kiến còn ở trình độ thấp, lưu giữ nhiều tàn tích của các quan hệ xã hội thời xa xưa, phân hóa giai cấp chưa sâu sắc. Trong nhiều đời, chế độ này đã được các triều đại phong kiến trung ương công nhận quyền thống trị địa phương mang tính “thế tập”. Đồng bào Tày ở Bảo Lạc có câu: “Nà của háng mường, đón cún chúa” (nghĩa là ruộng của mường, đất của chúa) đủ nói lên quyền làm chủ của

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 28)