Quá trình thay đổi địa giới hành chính

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 25)

6. Bố cục

1.2. Quá trình thay đổi địa giới hành chính

Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Bảo Lạc đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính với những tên gọi khác nhau, trực thuộc những đơn vị hành chính khác nhau.

Theo ghi chép trong Đại Nam nhất thống chí: “Châu Bảo Lạc, xưa là huyện Bảo Lạc, thuộc châu Quảng Nguyên. Theo sử, năm Anh Vũ Chiêu Thắng Lý Nhân Tông (1076 – 1084), Quách Quỳ nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, chiếm lấy đất châu Quảng Nguyên. Năm thứ chín (1108), Lý Nhân Tông sai Thị lang Lê Văn Thịnh sang Tống hội đàm về cương giới, vua Tống nhận thấy rằng Văn Thịnh biết kính thuận, nhân đấy ngoài tám ải đã trả, trả lại thêm cả huyện Bảo Lạc và sáu động Túc Tang. Như thế thì huyện Bảo Lạc là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/17

hai huyện Vĩnh Điện và Để Định bây giờ, còn Quảng Nguyên tức là Quảng Uyên thuộc Cao Bằng Xét sử chép “ Năm Thiệu Bình thứ 1, Nguyễn Khải – người châu Mông Ân trấn Tuyên Quang sai con đến đầu hàng”. Tra cứu sổ sách của bản triều, thì trước kia châu Bảo Lạc có tổng Mông Ân nay huyện Vĩnh Điện có xã Mông Ân thuộc tổng Yên Vĩnh, chưa rõ châu đổi làm tổng, tổng đổi làm xã từ thời đại nào”[29, tr. 395]

Như vậy qua những ghi chép của các sử gia nhà Nguyễn cho thấy vào thời Lý, Bảo Lạc là một phần đất của châu Quảng Nguyên thuộc Cao Bằng.

Thời Lê, Bảo Lạc là một châu thuộc trấn Tuyên Quang. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú có chép: Tuyên Quang “đời cổ là nước Lạc Long, Tần là quận Nam Hải, thuộc Hán gọi là quận Giao Chỉ, Đường là Châu Thang, thời Trần thuộc lộ Quốc Oai. Đầu thời Lê là trấn Tuyên Quang, giữa năm Quang Thuận (1466) đặt huyện Phúc Yên (Hàm Yên); 5 châu: Thu Vật, Lục Yên, Đại Man, Vị Xuyên, Bảo Lạc” [3, tr.153].

Đồng Khánh Dư địa chí cũng chép: “Đời Lê châu Bảo Lạc thuộc phủ An Bình. Các triều đại sau đều như thế. Năm Minh Mệnh 14 (1833) sau khi dẹp cuộc phản biến của Nùng Văn Vân, triều Minh Mệnh tách châu Bảo Lạc thành hai huyện Vĩnh Điện và Để Định.”[32, tr. 871-872].

Như vậy, Bảo Lạc dưới thời Nguyễn thuộc xứ Tuyên Quang. Đối chiếu với các tư liệu địa bạ thời Nguyễn năm Gia Long 4 (1805) địa danh Bảo Lạc được ghi là châu Bảo Lạc, thuộc Yên Bình phủ, Tuyên Quang xứ (tỉnh) cho đến năm Minh Mệnh 21 (1840) thì địa danh châu Bảo Lạc không còn nữa và thay vào đó là Để Định, Vĩnh Điện huyện, thuộc phủ Yên Ninh, Tuyên Quang xứ (tỉnh).

Sách Đồng Khánh dư địa chí có ghi chép cụ thể về địa giới 2 huyện Vĩnh Điện và Để Định như sau: “Địa hạt hai huyện phía đông giáp địa giới châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên và huyện Thạch Lâm tỉnh Cao Bằng, phía tây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/18

giáp huyện Vị Xuyên, phía nam giáp châu Chiêm Hóa, phía bắc giáp hai phủ Khai Hóa, Trấn An nước Thanh. Hai huyện đông tây cách nhau 8 ngày đường, nam bắc cách nhau 7 ngày đường” [32, tr. 871]

Sách Đại Nam nhất thống chí có chép cụ thể về địa giới của mỗi huyện như sau:

Huyện Vĩnh Điện đông tây cách nhau 93 dặm, nam bắc cách nhau 140 dặm, phía đông đến địa giới châu Chiêm Hóa 33 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Vị Xuyên 6 dặm, phía nam đến địa giới huyện Vị Xuyên và châu Chiêm Hóa 96 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Để Định 18 dặm. [29, tr .338]

“Huyện Để Định ở cách phủ 58 dặm về phía Bắc, đông tây cách nhau 146 dặm, nam bắc cách nhau 121 dặm, đông cách địa giới tổng Bách Kham nước Thanh 80 dặm, phía Tây đến địa giới huyện Vị Xuyên 65 dặm, phía nam đến địa giới huyện Vĩnh Điện 40 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Trấn Yên nước Thanh 81 dặm..”[29, tr.338]

Cuốn Địa chí Cao Bằng cũng chép khái quát về lịch sử hành chính của huyện Bảo Lạc qua các thời kỳ: “Châu Bảo Lạc, từ thời Lý là huyện Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên thuộc Cao Bằng . Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi làm huyện Định Châu, sau lại đổi thành châu Bảo Lạc. Đầu thời Nguyễn vẫn giữ nguyên, nhưng trực thuộc xứ Tuyên Quang gồm 4 tổng 21 xã (tổng Vân Quang có 6 xã, tổng Đông Quang có 4 xã, tổng Mông Ân có 5 xã, tổng Yên Phú có 6 xã….) Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), Nông Văn Vân khởi nghĩa chống lại triều đình. Sau khi dẹp được Nông Văn Vân, năm 1835, Minh Mệnh bỏ châu Bảo Lạc, chia đất thành 2 huyện Vĩnh Điện và Để Định. Đến cuối thế kỷ XIX, châu Bảo Lạc được lập lại thuộc tỉnh Hà Giang. Đến những năm đầu thế kỷ XX huyện mới được tách về địa phận tỉnh Cao Bằng”[33, tr.831-832]. Kể từ năm 1945 trở lại đây, địa giới hành chính huyện Bảo Lạc tiếp tục có sự thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/19 Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, theo Sắc lệnh số 1 ngày 20/12/1946, quy định cấp hành chính địa phương, cấp bộ được đổi thành cấp khu, cả nước có 12 khu hành chính và quân sự. Huyện Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng nằm trong Khu 1 (bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phúc Yên).

Ngày 25/01/1948, Chính phủ ra sắc lệnh số 120, đổi các khu thành liên khu. Ngày 4/11/1949, Chính phủ Quyết định hợp nhất Liên khu I (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phúc Yên) và Liên khu X ( Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Yên) thành Liên khu Việt Bắc.

Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang được thành lập.

Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa V ra quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính, hợp nhất tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Bảo Lạc là một trong 20 huyện, thị xã của tỉnh Cao Lạng.

Ngày 29/12/1978, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa VI ra Nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, huyện Bảo Lạc là một trong 12 huyện, thị xã của tỉnh Cao Bằng.

Ngày 25/9/2000, Chính phủ đã ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, tách 10 xã của huyện Bảo Lạc (tiểu khu Tây Nam) để thành lập huyện Bảo Lâm.

Một phần của tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)