Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 26)

TP.HCM với những điều kiện tự nhiên hết sức đa dạng và phong phú, đã tạo ra những bước tiến trong sự phát triển kinh tế thành phố và thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

TP.HCM có 16 KCN, KCX với tổng diện tích 3.634,49 ha, chiếm 60% so với tổng diện tích quy hoạch dành cho các KCX, KCN tập trung (6.000 ha), trong đó có 12 KCX, KCN đang hoạt động với tổng diện tích 1.936,19 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 91,52%; 4 KCN đang xây dựng hạ tầng.

Tốc độ tăng trưởng thu hút vốn đầu tư qua các giai đoạn đều tăng, với mức bình quân 46,05%/năm. Vốn FDI bình quân cho một dự án hiện tại đạt 8,8 triệu USD, gấp 1,75 lần so với năm 2006 (4,96 triệu USD/dự án), gấp 2,1 lần so với năm 1995 (4,1 triệu USD/dự án).

Về đối tác đầu tư, Singapore là quốc gia có vốn đầu tư vào các KCX, KCN cao nhất, kế tiếp là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Việc thu hút vốn FDI đã góp phần hình thành và phát triển hệ thống các KCX, KCN của TP.HCM. Để thực hiện được các mục tiêu thu hút FDI vào các KCX, KCN đã đề ra, TP.HCM sẽ thực hiện tích cực, đồng bộ 7 giải pháp sau:

Khóa luận tốt nghiệp 18Lương Vũ Bích Hằng Một là, lựa chọn nhà đầu tư. Các KCX, KCN của thành phố cần tập trung vận động thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn thuộc các ngành công nghiệp chứa hàm lượng tri thức và công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng và tài nguyên; tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng nguồn lao động có trình độ, phát triển theo hướng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao (điện, điện tử - viễn thông, cơ khí chế tạo, hóa dược, chế biến tinh lương thực thực phẩm và các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp). Ưu tiên các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển, có các tiêu chuẩn cao và quy định chặt chẽ về môi trường, có chế độ đào tạo và đối đãi tốt với người lao động; các nhà đầu tư có tiềm lực vốn và công nghệ hiện đại từ châu Âu, Mỹ, Nhật… Sự đầu tư của các doanh nghiệp này sẽ kéo theo chuỗi các nhà cung ứng (công nghiệp phụ trợ) và dịch vụ tương thích đi kèm.

Hai là, đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư. Chuyển cách kêu gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ tự tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và mời gọi nhà đầu tư theo định hướng”. Cụ thể là chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan ngoại giao, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài để phân loại, nghiên cứu kỹ các đối tác nước ngoài có nhu cầu hoặc quan tâm đến việc dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam. Việc phân loại đối tác cũng phải có trọng tâm, trọng điểm, xem đối tác nào có khả năng đáp ứng mục tiêu muốn thu hút vào KCX, KCN. Sau đó, không chỉ dừng ở việc tiếp cận, giới thiệu mà phải liên tục tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, nhất là những đối tác đầu tư lớn, và vận động đầu tư thông qua những mối quan hệ cá nhân, tổ chức có uy tín.

Ba là, tạo quỹ đất sẵn sàng cho thu hút đầu tư. Theo đó, cần tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương và các công ty phát triển hạ tầng KCX, KCN đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tái định cư; chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng; rà soát, thu hồi quỹ đất đối với những dự án không triển khai theo đúng tiến độ đăng ký để triển khai các dự án khác, xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt, cần hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng các KCN dự kiến thành lập mới hoặc mở rộng thực hiện nhanh các thủ tục đầu tư để sớm triển khai.

Khóa luận tốt nghiệp 19Lương Vũ Bích Hằng Bốn là, kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCX, KCN với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCX, KCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ (như nhà ở, khu vui chơi giải trí công cộng, dịch vụ cảng biển, kho bãi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính - ngân hàng, các công trình phúc lợi và đào tạo…). Hạ tầng kỹ thuật bên ngoài phải được cải thiện và xây dựng để kết nối giữa các KCX, KCN với nhau, kết nối với trung tâm thành phố, cảng biển, sân bay,... và kết nối với các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Năm là, chăm lo đời sống cho người lao động để tạo nguồn nhân lực bền vững, điều đó cần phải được thực hiện tốt từ phía chủ doanh nghiệp (thông qua chính sách về tiền lương, bữa ăn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động) và từ phía các tổ chức Đoàn thể. Hiện nay, đa số lao động tại các KCX, KCN tại TP.HCM là người nhập cư, ở độ tuổi thanh niên, nữ giới chiếm đa số, nên gặp khó khăn về chỗ ở và thiếu thốn về đời sống vật chất, tinh thần. Việc chăm lo đời sống, hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân sẽ tạo sự ổn định nguồn nhân lực ở các KCX, KCN.

Sáu là, tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong việc cung ứng lao động có tay nghề và định hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất nước.

Bảy là, xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội phải tiến hành đồng bộ với xây dựng hệ thống quản lý Nhà nước tại các KCX, KCN. Qua đó, các tổ chức đoàn thể nhất là tổ chức Công đoàn phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp, chính quyền địa phương chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm trong sản xuất cho lực lượng lao động. Từ đó làm cho nhà đầu tư đồng tình ủng hộ khi chủ doanh nghiệp thấy được việc hình thành hệ thống chính trị sẽ có ích cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong KCX, KCN.

Khóa luận tốt nghiệp 20Lương Vũ Bích Hằng 1.3.2. Bài học rút ra

Rõ ràng, từ sự phát triển của ba tỉnh trên trong những năm gần đây đã cho thấy không phải do cơ chế, chính sách riêng mà do ba tỉnh đã vận dụng linh hoạt chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa thêm sao cho phù hợp với điều kiện riêng của tỉnh mình. Từ những kinh nghiệm quý báu mà ba tỉnh đã và đang thực hiện, là một bài học quý báu cho các tỉnh trong cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng để tham khảo và học hỏi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, và kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, qua kinh nghiệm của các tỉnh trong nước, Yên Bái có thể vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm và áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi, từ đó phát huy triệt để tiềm năng thế mạnh của tỉnh mình. Bài học kinh nghiệm rút ra là:

- Cần có sự ủng hộ của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành. Kết hợp với sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh.

- Có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Phải tạo được niềm tin cho nhà đầu tư vào hệ thống chính sách, sự điều hành của ban lãnh đạo tỉnh.

- Đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư về kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các KCN, được biệt là hệ thống giao thông, hệ thống điện, nước,…

- Căn cứ vào lợi thế so sánh của tỉnh, tiếp tục phát huy và đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư. Thường xuyên tháo gỡ khó khăn và trao đổi thông tin với các nhà đầu tư.

- Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục. Công khai các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để nhà đầu tư tiếp cận một cách thuận lợi.

Khóa luận tốt nghiệp 21Lương Vũ Bích Hằng

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH YÊN BÁI

2.1. Quy mô và xu hướng của dòng vốn FDI vào tỉnh Yên Bái

2.1.1. Quy mô

Mặc dù nước ta mở cửa nền kinh tế, bắt đầu thu hút FDI từ năm 1987, nhưng tại tỉnh Yên Bái phải đến năm 1996 dự án có vốn FDI đầu tiên mới xuất hiện. Yên Bái là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và ít lợi thế, nhưng tỉnh Yên Bái đã chú trọng công tác vận động thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã đạt được những kết quả bước đầu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang có 22 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 133,480 triệu USD, tương đương 2669,602 tỷ VND, 3 dự án hết hiệu lực, bị thu hồi giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 10,330 triệu USD.

Nhìn chung các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều có quy mô vốn vừa và nhỏ, trung bình chỉ ở mức 6,07 triệu USD/dự án. Dự án có mức vốn đầu tư đăng ký nhỏ nhất là Công ty TNHH Ích Thành – Đài Loan với số vốn 0,55 triệu USD và dự án lớn nhất là Công ty TNHH Vũ Hàng Auto – Trung Quốc với số vốn 50,112 triệu USD.

Bảng 2.1 Quy mô trung bình một dự án FDI của tỉnh Yên Bái

STT Quy mô vốn Số lượng dự án 1 Trên 10 triệu USD 03

2 Từ 5 – 10 triệu USD 04

3 Dưới 5 triệu USD 15

Tổng 22

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy khối lượng vốn đăng ký và số lượng các dự án FDI tiến triển theo hướng tích cực, nhưng quy mô các dự án còn tương đối nhỏ. Trong các dự án trên chỉ có 03 dự án là: Công ty TNHH Vũ Hàng Auto, Công ty TNHH Yên Bái Kaihatsu và Công ty TNHH Unico Global YB là có khối lượng vốn đăng ký lớn, các dự án còn lại, quy mô đầu tư còn tương đối nhỏ và hẹp. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái đến nay chủ yếu tập trung trong

Khóa luận tốt nghiệp 22Lương Vũ Bích Hằng

các lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế biến chiếm 72,73%, công nghiệp gia công – lắp ráp là 9,09% trong tổng số 22 dự án FDI hiện này; mới chỉ tập trung ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan,…

Các dự án sau khi được cấp giấy phép, chủ đầu tư đều xúc tiến các thủ tục triển khai với mục đích nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động. Nhưng thực tế cũng có một số dự án sau khi có giấy phép, do điều kiện khó khăn về đất đai, môi trường không thuận lợi hoặc có những khó khăn về tài chính... các nhà đầu tư đã không triển khai được nên phải rút giấy phép. Trong giai đoạn 2010 – 2013 có 03 dự án rút giấy phép, cụ thể là:

Bảng 2.2 Doanh nghiệp FDI đã bị thu hồi giấy phép tại Yên Bái (2010 – 2013) Tên dự án/ doanh nghiệp Số GPĐT Vốn đầu tư đang ký (triệu USD) Nhà đầu tư

Nguyên nhân thu hồi/ chấm dứt hoạt động Xây dựng nhà máy sản xuất vải bạt nhựa/ Công ty TNHH FABINO VINA Hàn Quốc 162043000017 4,5 Hàn Quốc Do công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát

triển Minh Quân không đáp ứng tiến độ thực hiện

cam kết, Công ty THNN Fabino Vina xin chấm dứt

hoạt động của dự án đầu tư và thanh lý hợp đồng thuê đất số 01/HĐ- TĐ/03/2011 đã ký ngày 09/03/2011 Công ty TNHH một thành viên MSA YB/ Xây

dựng nhà máy

16104300096 4 Hàn Quốc

Nhà đầu tư có văn bản nhưng không thực hiện dự

án, chuyển địa điểm thực hiện dự án sang tỉnh khác

Khóa luận tốt nghiệp 23Lương Vũ Bích Hằng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu MSA Yên Bái Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Minh Quân: dự án Đầu tư xây

dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 162043000016 1,83 Hàn Quốc

Chủ đầu tư xin giải thể doanh nghiệp

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái

Cả 03 dự án trên đều bị rút giấy phép vào năm 2011. Đây hầu hết là các dự án có quy mô vốn thấp, bình quân của một dự án là 3,44 triệu USD và tập trung vào đối tác Hàn Quốc.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 22 dự án còn hiệu lực hoạt động. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỉnh đã cấp giấy phép cho 02 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 8,997 triệu USD. Bước sang giai đoạn từ 2001 – 2005, tỉnh có 02 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,068 triệu USD. Từ 2005 đến nay, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Yên Bái bước sang một giai đoạn mới với nhiều chuyển biến tích cực. Trong xu hướng chung của cả nước về đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn FDI của Yên Bái tăng lên cả về số dự án lẫn khối lượng vốn đầu tư. Cụ thể là, từ 2005 đến nay tỉnh Yên Bái đã cấp phép cho 18 dự án với tổng vốn đăng ký lên trên 122 triệu USD.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh được đẩy mạnh trước hết là do Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế, cùng với chính sách mở cửa đã đưa đến sự gia tăng đáng kể nguồn tài chính nước ngoài. Về phía tỉnh, đã

Khóa luận tốt nghiệp 24Lương Vũ Bích Hằng

chủ động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư.

2.1.2. Xu hướng, đặc điểm

* Xu hướng FDI vào tỉnh Yên Bái

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ở hiện tại và trong tương lai. Đối với nguồn vốn này, tỉnh Yên Bái đã và đang tiếp tục đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều hơn trong tiến triển chung về đẩy mạnh đầu tư nước ngoài của cả nước. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, xu thế FDI vào tỉnh Yên Bái trong thời gian gần đây tăng nhanh nhưng không đều qua các năm, thể hiện sự gia tăng thất thường cả về dự án và số vốn đăng ký:

Trong giai đoạn 2001 - 2005, toàn tỉnh chỉ có 02 dự án FDI được cấp phép hoạt động, với tổng số vốn đăng ký đạt 2,068 triệu USD. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh đã giấy phép hoạt động cho 10 dự án FDI với tổng vốn 30,24 triệu USD.

Giai đoạn 2011 – 2013, tỉnh đã cấp giấy phép hoạt động cho 08 dự án với tổng vốn là gần 100 triệu USD, bằng 68% so với tổng vốn hiện nay. Qua đó ta thấy được nỗ lực chung của cả nước trong việc thu hút nguồn vốn FDI cũng như riêng tỉnh miền núi Yên Bái.

*Đặc điểm

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Yên Bái chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế biến chiếm 45,70% vốn đầu tư đăng ký, công nghiệp gia công – lắp ráp chiếm 38,09% vốn đăng ký

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 26)