Cơ sở hạ tầng là một trong hai yếu tố hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư. Thực tế cho thấy, địa phương nào có cơ sở hạ tầng yếu kém thì rất khó thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại nếu không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Vòng luẩn quẩn đó tạo nên tình trạng vùng kinh tế nào phát triển lại càng phát triển, còn vùng nào có cơ sở hạ tầng kém phát triển thì ngày càng tụt hậu. Do đó, việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầngđược coi là nhiệm vụ kinh tế - xã hội cực kỳ quan trọng của các địa phương cũng như của tỉnh miền núi như Yên Bái. Tỉnh Yên Bái đã đề ra các mục tiêu sau:
Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dùng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải...).
Tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển hàng hóa.Trong đó, phối hợp với cac Bộ, ban, ngành và các địa phương dọc tuyến hành lang. Ngoài ra, nâng cấp tuyến đường sắt Vân Nam – Hà Nội để nâng cao năng lực vận tải. Xây dựng ga Văn Phú trở thành
Khóa luận tốt nghiệp 67Lương Vũ Bích Hằng
ga trung chuyển chính trong tuyến đường hành lang kinh tế, đầu tư xây dựng và kinh doanh kho bãi hàng hóa. Đầu tư kêu gọi xây dựng cảng sông Văn Phúnhằm khai thác tiềm năng vận tải đường sông, phục vụ vận tải hàng hóa cho các nhà máy tại KCN phía Nam của tỉnh và khách du lịch.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN của tỉnh, tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài, tập trung vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, phát triển đạt tốc độ cao để hội nhập vào cùng kinh tế phát triển chung của khu vực hành lang kinh tế. Đầu tư, nâng cấp các hoạt động dịch vụ về hải quan, ngân hàng, bảo hiểm, y tế,… của Yên Bái để đáp ứng nhu cầu giao dịch quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpcủa tỉnh trong việc tiếp cận thông tin thị trường để có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.Đồng thời nâng cao nhận thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung, thu hút nguồn vốn FDI nói riêng vào tỉnh Yên Bái ngày càng có triển vọng
Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp hệ thống giao thông hiện có, đầu tư theo chiều sâu một số công trình quan trọng và xây dựng mới một số công trình cấp thiết để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, nhất là hệ thống giao thông đường bộ. Hoàn thành tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trong đó giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành đoạn Hà Nội - Yên Bái 4 làn xe vào năm 2012. Đầu tư nâng cấp quốc lộ 32C đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, trong đó đoạn từ km 89+400m - km 96+500m đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp khu vực. Đầu tư nâng cấp quốc lộ 37, đoạn thành phố Yên Bái - Ba Khe đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Đầu tư nâng cấp quốc lộ 32, đoạn Ba Khe - Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Thảm lại mặt đường quốc lộ 37 đoạn qua thành phố Yên Bái. Giai đoạn 2015 - 2020: Nâng cấp quốc lộ 32 thành 4 làn xe. Chuyển quốc lộ 37 đi tránh thành phố Yên Bái theo hướng từ Phà Hiên đi ven hồ Thác Bà cắt quốc lộ 70 tại xã Phú Thịnh, đi qua cầu Văn Phú về ngã ba Hợp Minh.
Giao thông nông thôn: tập trung phát triển các tuyến đường trục chính của các huyện, phục vụ vận chuyển nguyên liệu cho các KCN của tỉnh và vùng tập trung dân cư. Hoàn thiện hệ thống đường huyện, đường liên xã. Đầu tư đảm bảo 100% các xã có đường giao thông ô tô đến trung tâm xã được
Khóa luận tốt nghiệp 68Lương Vũ Bích Hằng
cứng hoá, đi lại được 4 mùa. Nâng cấp các tuyến đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp IV trở lên, đường thôn bản đạt cấp A, B giao thông nông thôn trở lên.
Đường sắt: nâng cấp toàn tuyến, hoà nhập tuyến đường sắt xuyên Á trong khu vực. Đầu tư cải tạo, nâng cấp ga Yên Bái, ga Văn Phú thành ga hạng 1, nâng cấp ga Mậu A lên ga hạng 3. Lập dự án đầu tư tuyến đường sắt Yên Bái - Thái Nguyên. Xây dựng tuyến đường sắt đồng bộ, hiện đại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đường thuỷ: đầu tư xây dựng cảng sông Văn Phú thành cảng vùng, xây dựng các bến thuỷ nhỏ tại các xã ven hồ Thác Bà. Tiếp tục đầu tư các phương tiện thuỷ đảm bảo chất lượng phục vụ vận tải hàng hoá và hành khách. Khơi thông và xây dựng toàn tuyến sông Hồng (Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai), đầu tư xây dựng bến cảng Mậu A. Tiếp tục đầu tư các phương tiện thuỷ đảm bảo chất lượng phục vụ vận tải hàng hoá và hành khách.
Tập trung phát triển nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, phấn đấu từ năm 2015 trở đi có được hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối đồng bộ, đảm bảo nhu cầu phát triển du lịch. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 04 khu du lịch chính, gồm: Khu du lịch Tân Hương hồ Thác Bà; Khu du lịch sinh thái Suối Giàng huyện Văn Chấn; Khu du lịch sinh thái Vân Hội huyện Trấn Yên; Quần thể di tích Đại Cại huyện Lục Yên.