Nhóm giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 77)

Ngày nay khi nền kinh tế tri thức ngày càng được chú trọng thì tỉnh Yên Bái cần quan tâm vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông và công tác dạy nghề. Coi đào tạo nghề là khâu đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định. Mở rộng phương thức đào tạo nghề theo hợp đồng, đào tạo theo nhu cầu sử dụng.

Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động, nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 42% năm 2015 (trong đó đào tạo nghề là 25%), năm 2020 lên

Khóa luận tốt nghiệp 69Lương Vũ Bích Hằng

50% (trong đó đào tạo nghề là 35%). Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ luật Lao động, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ và tay nghề cao. Chú trọng công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại cơ sở. Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, các chuyên gia, doanh nhân giỏi. Coi trọng đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, các nhà sản xuất giỏi.

Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là biện pháp quan trọng, lâu dài để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập.

Củng cố, nâng cao chất lượng các trường đào tạo, dạy nghề trong tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dùng các trường đại học công nghệ, trường cao đẳng, trung cấp nghề. Tập trung đào tạo cao đẳng dậy nghề chuyên sâu vào các ngành chế biến phục vụ nguồn lao động tại chỗ cho các doanh nghiệp FDI.

Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo nghề, mở rộng hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với một số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo lại hoặc chuyển đổi

Khóa luận tốt nghiệp 70Lương Vũ Bích Hằng

nghề nghiệp. Tận dụng tốt đội ngũ người đi lao động nước ngoài có tay nghề kỹ thuật đã trở về nước.

Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỷ luật lao động.

Phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 lên 42% (trong đó đào tạo nghề là 25%), năm 2020 lên 50% (trong đó đào tạo nghề là 35%). Chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên thuộc hộ nghèo.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện nghiêm các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định.

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)