Nhóm giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 67)

Tiếp tục xây dựng, bổ sung các quy hoạch như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch tổng thể hệ thống khu, cụm công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt, đồng - vàng, chì kẽm trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2015, định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2015, định hướng đến 2020; Quy hoạch

Khóa luận tốt nghiệp 59Lương Vũ Bích Hằng

phát triển nông lâm thuỷ sản; Quy hoạch phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm... Công khai theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc xây dùng dự án đầu tư.

Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng...

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu phù hợp với xây dùng quy hoạch chung và theo vùng lãnh thổ. Các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu cần quán triệt nguyên tắc chủ đạo là quy hoạch chỉ mang tính định hướng và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo vùng để từ đó tạo ra hệ thống các vùng phụ trợ như: Vùng kinh tế phía Đông bao gồm thành phố Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên,Yên Bình, Lục Yên. Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh, trong đó có KCN phía Nam, có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua, nên sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tiếp tục phát triển cây lương thực, thực phẩm, chè, quế, cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản, trồng rừng nguyên liệu, rừng phòng hộ, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, đặc biệt phát triển ngành du lịch. Trong vùng sẽ tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế trọng điểm trở thành KCN, dịch vụ lớn của tỉnh, gồm: địa bàn giáp các trục đường quốc lộ 37, 32C, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cảng sông, ga đường sắt.

Vùng kinh tế phía Tây bao gồm: thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Tiếp tục phát triển cây lương thực, trồng rừng phòng hộ, trồng chè shan, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản, các ngành dịch vụ, du lịch. Trong vùng tập trung đầu tư phát triển vùng đặc biệt khó khăn gồm 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Mục tiêu là nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống

Khóa luận tốt nghiệp 60Lương Vũ Bích Hằng

giữa các huyện, thị, thành thành phố trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Yên Bái không còn vùng đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục xác định phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm, khoáng sản, vật liệu xây dựng... nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của tỉnh như: chế biến chè, chế biến tinh bột sắn, chế biến gỗ, sản xuất giấy đế, sứ cách điện, xi măng, gạch, cao lanh, cácbonnát canxi, đá mỹ nghệ, đá xây dựng... Phát huy thế mạnh sẵn có tại các địa phương về phát triển thủy điện nhỏ nhằm đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt tại chỗ cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Phát triển một số ngành công nghiệp mới như: sơn công nghiệp, ván ép, giấy bao bì,... Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo, cơ khí, lắp ráp điện tử, dệt may, giày da... Tập trung đầu tư phát triển các cụm, KCN nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp trở thành địa bàn quan trọng, trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị và các ngành nghề dịch vụ.

Tóm lại: Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại, phù hợp với mục tiêu, định hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 67)