Hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 50)

thương mại

Hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm (đặc biệt là các sản phẩm quế, chè, gạo, các sản phẩm đá mỹ nghệ, tranh đá quý, đá trắng sau chế biến). UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ thoe từng trường hợp cụ thể, tối đa là 100 triệu đồng cho một thương hiệu.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động xúc tiến đầu tư, môi giới và kêu gọi được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có mức vốn từ 01 triệu USD trở lên được thực hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ được tỉnh hỗ trợ chi phí; mức hỗ trợ cho một dự án tối đa không quá 02 tỷ đồng.

2.5.6. Về thủ tục hành chính

Việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa lien thông như sau:

Khóa luận tốt nghiệp 42Lương Vũ Bích Hằng

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: tiếp nhận và giải quyết đăng ký đầu tư, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với các dự án đầu tư bên ngoài các KCN của tỉnh).

Thời gian đăng ký đầu tư không quá 05 ngày làm việc.

Thời gian thẩm tra các dự án trình, cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Ban quản lý các KCN tỉnh: tiếp nhận và giải quyết đăng ký đầu tư, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.6. Đánh giá chung về tình hình thu hút FDI vào tỉnh Yên Bái

2.6.1. Những kết quả đạt được* Về mặt kinh tế * Về mặt kinh tế

Thứ nhất là, đầu tư trưc tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội tỉnh Yên Bái không nhiều, nhưng so với một tỉnh miền núi có xuất phát điểm thấp thì nguồn vốn này cũng rất cần cho phát triển kinh tế địa phương. Về vốn đầu tư nước ngoài, tổng doanh thu trong giai đoạn 2010 – 2013 đạt 908,70 tỷ đồng, thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 176 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 65,90 triệu USD.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 là 1,61%, năm 2010 là 1,49%, đến năm 2012 là 1,96%. Mặc dù số lượng còn ít, quy mô còn nhỏ nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần bổ sung một phần ngân sách cho đầu tư phát triển của tỉnh trong những năm qua. Riêng năm 2010, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.

Khóa luận tốt nghiệp 43Lương Vũ Bích Hằng

Hình 2.5 Cơ cấu thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Đơn vị: %

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái Thứ hai là, vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Yên Bái bình quân 05 năm 2001 – 2005 đạt 9,5%, bình quân 05 năm 2006 – 2010 đạt 12,3%, bình quân 04 năm 2010 - 2013 đạt 12,87%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,1%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 17,24%, ngành Dịch vụ tăng 14,28%.

Thứ ba là, đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Trong 20 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia cũng như của tỉnh Yên Bái, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Yên Bái là không ổn định: năm 2010 là 3,66%, năm 2011 tăng 3,41%, đến năm 2012 giảm xuống còn 6,53%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 2010 2011 2012 Th an h p h n k in h t ế (% ) Năm Cơ cu kinh tế theo thành phn Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước

Khóa luận tốt nghiệp 44Lương Vũ Bích Hằng

Hình 2.6 Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

Đơn vị: %

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Yên Bái

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển dần từ sơ chế sang sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao.

Thứ tư là, đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ: một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trang bị cho nền kinh tế tỉnh những thiết bị, máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao.

Thứ năm là, tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 2010 2011 2012 Th àn h p h n k in h t ế (% ) Năm

Cơ cu sn xut công nghip theo thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phn kinh tế

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước

Khóa luận tốt nghiệp 45Lương Vũ Bích Hằng

cũng tạo ra động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tỉnh Yên Bái đã thực hiện các giải pháp và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nên tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển liên tục tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, về cơ cấu nguồn vốn, vốn ngân sách Nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, sản xuất chưa được phát triển mạnh mẽ, các nguồn vốn tín dụng đầu tư, FDI ... chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn với khả năng cân đối trong nguồn ngân sách cũng hạn hẹp, nên dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải và thiếu đồng bộ. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2009 đạt 4.480,7 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 5.200 tỷ đồng, nhưng nguồn vốn FDI đóng góp vào cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh có quy mô nhỏ, chiếm 1,55%.

Thứ sáu là, công tác cải cách hành chính liên quan đến lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp đã được thực hiện tốt theo cơ chế “một cửa liên thông”. Thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc được đổi mới theo hướng hợp lý hơn, khoa học hơn, thời gian xử lý công việc được rút ngắn, đảm bảo công khai, minh bạch nhất về thủ tục hồ sơ.

*Về mặt xã hội

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra việc làm cho trên 600 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp khác. Theo kết quả điều tra của WB, cứ 01 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 02 - 03 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Yên Bái đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

- Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Yên Bái cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh không ngừng đổi

Khóa luận tốt nghiệp 46Lương Vũ Bích Hằng

mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp, cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.

- Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ tay nghề, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo nên sức cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp trong tỉnh, giúp các doanh nghiệp trong tỉnh tự điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa.

* Về mặt môi trường

Theo kết quả điều tra năm 2010, đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 80% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam). Đáng chú ý là 70% doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đã lắp đặt thiết bị xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn. Không có doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài nào bị điều tra vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tỉnh không quản lý tốt các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản thì sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên đá của huyện Lục Yên và trở thành bãi rác thải phế liệu đá.

2.6.2. Những hạn chế, tồn tại trong trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngoài

Một là, đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời gian qua dưới mức tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đã có sự đóng góp cho đầu tư phát triển và thu nộp ngân sách Nhà nước, song không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Khóa luận tốt nghiệp 47Lương Vũ Bích Hằng Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh ít về số lượng, thấp về tổng mức đầu tư đăng ký và thấp cả về tổng mức đầu tư thực hiện. Các dự án hoàn thành tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu rất ít, chỉ đạt 9,09% trong tổng số các dự án.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn hầu hết có quy mô đầu tư nhỏ, vốn đầu tư ít và sử dụng công nghệ ở mức trung bình, chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào thực hiện đầu tư sử dụng nhiều lao động.

Bảng 2.7 Bảng so sánh vốn FDI của Yên Bái với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc đến tháng 03/2014

Trung du và miền núi phía Bắc

Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (triệu USD) Vốn điều lệ (triệu USD) Hà Giang 8 13,31 9,31 Cao Bằng 18 50,23 39,05 Bắc Cạn 7 17,91 8,44 Tuyên Quang 9 122,82 25,49 Lào Cai 35 875,05 267,98 Yên Bái 22 133,48 77,77 Thái Nguyên 67 3.755,52 338,17 Lạng Sơn 31 192,76 130,60 Bắc Giang 131 1.940,44 1.332,05 Phú Thọ 88 505,03 306,47 Điện Biên 0 0,00 0,00 Lai Châu 4 4,00 3,00 Sơn La 10 162,80 15,82 Hòa Bình 31 405,16 118,45

Khóa luận tốt nghiệp 48Lương Vũ Bích Hằng

Hình 2.7 Giá trị vốn FDI của các vùng trong cả nƣớc

Đơn vị: %

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ba là, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức triển khai thực hiện đầu tư chậm, hoặc thực hiện đầu tư cầm chừng, thậm chí không triển khai thực hiện đầu tư, dẫn đến vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư. Do vậy, số lượng dự án thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư tương đối lớn, chiếm khoảng 18,5% tổng số dự án được cấp phép.

Bốn là, Còn thiếu các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư nước ngoài sau cấp Giấy chứng nhận đầu tư như: lập đường dây nóng giải đáp những thắc mắc của nhà đầu tư một cách nhanh nhất,…

Năm là, thiếu thông tin về các nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư vào những lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh để có kế hoạch vận động, thu hút.

Thiếu thông tin từ các nhà đầu tư đã và đang tiến hành các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn để có biện pháp giúp đỡ, điều chỉnh, hỗ trợ, giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Sáu là, hoạt động phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn

24% 4% 22% 0% 44% 5% 1% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị vốn FDI của các vùng trong cả nước

Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộvà duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Dầu khí

Khóa luận tốt nghiệp 49Lương Vũ Bích Hằng

tỉnh đôi khi còn thiếu chặt chẽ. Việc thẩm tra, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư còn kéo dài so với quy định.

2.6.3. Nguyên nhân tồn tại* Nguyên nhân khách quan * Nguyên nhân khách quan

Có thể thấy rõ nguyên nhân tổng thể là môi trường đầu tư,quá trình xúc tiến thu hút đầu tư còn hạn chế, hình ảnh của tỉnh chưa được quảng bá đầy đủ và rộng rãi tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chưa xây dựng được chiến lược, kế hoạch xúc tiến đầu tư cho từng năm, từng giai đoạn phát triển của địa phương. Chủ trương, chính sách về đầu tư và khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ và không ổn định. Do vậy, chưa tạo được niềm tin hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư và hoạt động kinh doanh tại tỉnh Yên Bái.

Việc đầu tư và sự quan tâm đến công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn dành cho thu hút đầu tư còn thấp, dẫn đến các hoạt động xúc

Một phần của tài liệu giải pháp về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh yên bái (Trang 50)