Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu các tường (Trang 60)

BẢNG 19: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009, 2010,2011

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Hình 6: LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009, 2010,2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng doanh thu 3.627,6 4.766,7 5.152,9 1.139,1 31,4 386,2 8,1 2. Tổng chi phí 2.747,3 3.639,9 3.788,5 2.513,1 223,0 148,6 4,1

3. Lợi nhuận trước thuế 880,3 1.126,8 1.364,4 246,5 28,0 237,6 21,1

4. Thuế 220,1 281,7 341,7 61,5 27,9 60 21,3

Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu và hình vẽ trên ta thấy tình hình lợi nhuận của Công ty hàng năm đều tăng. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế đạt 660,2 triệu đồng. Sang năm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng thêm 184,8 triệu đồng lên mức 845,1 triệu đồng, tăng thêm 28% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế đạt 1.023,3 triệu đồng tăng đến 21,1% so với năm 2010. Nguyên nhân làm tăng lợi nhuận sau thuế hàng năm là do Công ty đã đạt được doanh thu thuần bán hàng là 3.372,9 triệu đồng, doanh thu hoạt động tài chính là 60,8 triệu đồng, thu nhập khác là 193,9 triệu đồng các thành phần trên đã góp phần làm doanh thu thuần tăng lên mức đáng kể trong 3 năm này. Trong đó nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty cao nhất là doanh thu thuần bán hàng. Qua phân tích trên cho ta thấy tình hình hoạt động của Công ty đang trên đương phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng lên.

BẢNG 20: LỢI NHUẬN QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Hình 7: LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 là 444,1 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 388,3 triệu đồng giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 là 55,8 triệu đồng (giảm 12,2% so với cùng kỳ). Nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế giảm là do tổng doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 20,9 triệu đồng (tăng 0,8%) so với 2011, mà tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí thì cao hơn. Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2011 là 1.922,4 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2012 là 2.662,8 triệu đồng tăng 140,4 triệu đồng (tương ứng 7,3%). Vì 2 nhân tố này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2012 là 517,8 triệu đồng

Chỉ tiêu 6 Tháng 6 Tháng So sánh 2012/2011 Số tiền % 1. Tổng doanh thu 2.586,7 2.607,6 20,9 0,8 2. Tổng chi phí 1.922,4 2.062,8 140,4 7,3

3. Lợi nhuận trước thuế 592,3 517,8 (74,5) (12,6)

4. Thuế 148,2 129,5 (18,7) (12,5)

giảm 74,5 triệu đồng so với lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011. Chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm 2012 đã giảm xuống. Mặt khác lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2012 giảm còn do vấn đề giá sản phẩm Công ty tương đối cao, do nguyên liệu sản xuất sản phẩm bị thiếu hụt, giá cả nguyên liệu đầu vào không ổn định và phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

4.2.4 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh

Để hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu có liên quan nhiều nhất từ bảng cân đối kế toán của Công ty.

4.2.4.1 Nhóm tỷ số về năng lực hoạt động

BẢNG 21: TỶ SỐ VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009,2010,2011 NHÓM CÁC TỶ SỐ Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 th 2011 6 th 2012

Doanh thu thuần (1) Trđ 3.627,6 4.766,7 5.152,9 2.586,7 2.607,6 Tổng tài sản bình quân (2) Trđ 4.024,3 5.017,0 6.353,3 3.987,9 3.778,4 Tài sản cố định bình

quân(3) Trđ 884,5 955,6 1.013,7 622,1 757,9

Phải thu bình quân (4) Trđ 806,1 953,5 972,3 355,9 377,9

Giá vốn hàng bán (5) Trđ 2.011,4 2.838,9 2.937,7 1.468,8 1.501,6

Hàng tồn kho bình quân(6) Trđ 173,7 325,4 403,6 297,5 307,8

Số vòng quay hàng tồn

kho (5) / (6) Vòng 11,5 8,7 7,2 4,9 4,7

Thời gian tồn kho Ngày 31,7 42,0 50,7 74,5 77,6

Số vòng quay khoản phải

thu (1) / (4) Vòng

4,5 5,0 5,3 3,7 6,9

Vòng quay của tài sản cố

định (1) / (3) vòng

4,1 5,0 5,2 4,2 3,5

Vòng quay của tổng tài sản

(1) / (2) vòng

0,9 1,0 0,8 0,5 0,6

(Nguồn: Phòng kế toán)

a) Số vòng quay hàng tồn kho

Qua bảng số liệu 21 ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của Công ty qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 có biến động giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2009 là 11,5 vòng đây là số vòng quay nhanh nhất trong 3 năm, bước sang năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 8,7 vòng. Vòng quay hàng tồn kho của năm 2010 giảm tương đối nhiều so với năm 2009 là do tốc độ gia tăng hàng tồn kho tăng nhanh hơn so với tốc độ gia tăng giá vốn hàng bán. Đến năm 2011 vòng quay hàng tồn kho lại tiếp tục giảm xuống còn 7,2 vòng thấp nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty ngày càng đi xuống. Nguyên nhân là do hàng tồn kho bình quân của Công ty năm 2010 là 325,4 triệu đồng tăng lên rất lớn 403,6 triệu đồng vào năm 2011, hàng tồn kho tăng lên như vậy là do nhiều mặt hàng chưa được thanh lý nên chi phí chưa được quyết toán cộng dồn sang năm 2011 vì vậy hàng tồn kho quá lớn ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Vòng quay hàng tồn kho 6 tháng đầu năm 2012 là 4,7 vòng, giảm so với cùng kỳ năm trước (6 tháng đầu năm 2011 là 4,9 vòng). Hàng tồn kho quay chậm lại làm cho Công ty phải chịu chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, Công ty cần phải có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo không quá dư mà cũng không quá thiếu.

b) Thời gian tồn kho

Thời gian tồn kho của Công ty tăng nhanh qua từng năm cụ thể: Năm 2009 thời gian tồn kho là 31,7 ngày, bước sang năm 2010 tăng lên 42 ngày, năm 2011 là 50,7 ngày. Thời gian tồn kho tăng nhanh cho thấy Công ty đã có sự đầu tư cho việc quản lý hàng tồn kho, tránh được tình trạng hàng tồn kho của Công ty tăng lên. Từ đó giúp cho số lượng hàng tồn kho được giảm xuống, giảm được chi phí phải bỏ ra để đầu tư sản xuất sản phẩm. Trong 6 tháng đầu năm 2012 thời

gian tồn kho đã tăng rất nhiều so với 3 năm trước, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 có thời gian tồn kho là 77,6 ngày tăng so với 6 tháng đầu năm 2011 là 74,5 ngày. Nguyên nhân là do Công ty đã bỏ ra quá nhiều thời gian cho hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng hàng tồn kho của Công ty cũng không quá lớn 6 tháng 2012 là 297,5 triệu đồng, 6 tháng 2012 là 307,8 triệu đồng. Do đó Công ty cần phải điều chỉnh lại thời gian quản lý tồn kho của mình sao cho thật phù hợp với tình hình tồn kho của Công ty.

c) Số vòng quay khoản phải thu, Kỳ thu tiền bình quân

Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của Công ty tăng giảm không đều qua các năm cụ thể như sau:

+ Năm 2009 vòng quay khoản phải thu là 4.5 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 81 ngày.

+ Năm 2010 vòng quay khoản phải thu là 5,0 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 73 ngày.

+ Năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 5,3 vòng tương đương với kỳ thu tiền bình quân là 69 ngày.

Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng lên qua các năm chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu nhanh. Nguyên nhân là do Công ty áp dụng chính sách chiết khấu trong bán hàng nên tốc độ thu hồi vốn khá nhanh. Tương đương với kỳ thu tiền giảm xuống. Từ đó cho thấy Công ty đã có sự quản lý chặt chẽ trong việc thu hồi vốn, làm cho doanh thu tăng lên qua từng năm. Trong 6 tháng đầu năm 2012 vòng quay khoản phải thu là 6,9 vòng (với kỳ thu tiền bình quân là 53 ngày), đã giảm nhẹ so với 6 tháng cùng kỳ 2011 là 7,7 vòng (tương ứng thu tiền bình quân là 47 ngày). Nguyên nhân là do tình hình giá thị trường ở một số mặt hàng không ổn định làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc thanh toán, nên Công ty đã áp dụng chính sách bán hàng trả chậm.

d) Vòng quay của tài sản cố định

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay của tài sản cố định của Công ty trong 3 năm có biến động nhưng không cao, xong vẫn tương đối ổn định. Năm

2009 vòng quay tài sản cố định là 4,1 vòng tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 4,1 đồng doanh thu thuần. Năm 2010, tỷ lệ này tăng lên 5,0 vòng tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 5,0 đồng doanh thu thuần, tăng lên so với năm 2009 là 0,9 đồng. Vòng quay của tài sản cố định tăng dần cho thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định ngày càng tăng. Năm 2011, việc sử dụng tài sản cố định của Công ty đạt hiệu quả cao nhất đạt 5,3 vòng, tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 5,3 đồng doanh thu thuần. Vòng quay của tài sản cố định 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với 6 tháng đầu năm 2011. Vòng quay của 6 tháng đầu năm 2012 là 3,5 vòng tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 3,5 đồng doanh thu thuần, so với 6 tháng đầu năm 2011 là 4,2 vòng. Vòng quay của tài sản cố định giảm làm cho doanh thu từ tài sản cố định giảm. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất tốt và ngày càng có hiệu quả hơn.

e) Vòng quay củatổng tài sản

Nhìn vào bảng số liệu 21, ta thấy được vòng quay của tổng tài sản qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 như sau: Ở năm 2009 vòng quay của tổng tài sản là 0,9 vòng là trong năm một đồng trong tổng tài sản tạo ra được 0,9 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2010 con số này là 1,0 vòng tăng 0,1 đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 vòng quay này giảm xuống còn 0,8 vòng giảm 0,1 vòng so với năm 2010, tức là với một đồng trong tổng tài sản tạo ra được 0,8 đồng doanh thu thuần.

Vòng quay của tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2012 tăng không lớn so với cùng kỳ năm 2011. Nếu 6 tháng đầu năm 2011 vòng quay của tổng tài sản đạt 0,5 vòng thì đến 6 tháng đầu năm 2012 tăng lên 0,6 vòng. Nhìn chung vòng quay tài sản qua các năm đây là con số thấp chứng tỏ Công ty quản lý và sử dụng tổng tài sản chưa có hiệu quả. Với tình hình này Công ty cần phải có chính sách quản lý tài sản tốt hơn.

4.2.4.2 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

BẢNG 22: TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009,2010,2011 NHÓM CÁC TỶ SỐ Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 th 2011 6 th 2012

Lợi nhuận sau thuế (1) Trđ 660,2 845,1 1.023,3 444,1 388,3

Doanh thu thuần (2) Trđ 3.627,6 4.766,7 5.152,9 2.586,7 2.607,6 Vốn chủ sở hữu (3) Trđ 1.720,5 2.356,1 3.480,6 1.974,0 2.341,8 Tổng tài sản (4) Trđ 4.253,4 5.780,6 6.925,9 3.569,2 3.987,5 Suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu (ROE) (1) /(3) % 38.4 35.7 29.4 22.5 16.6

Suất sinh lời của tài sản

(ROA) (1) / (4) % 15.5 14.6 14.8 12.4 9.7

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh

thu (ROS) (1) / (2) % 18.2 17.7 19.9 17.2 14,9

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

a) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )

Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2009-2011) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ khá cao. Năm 2009, tỷ số này rất cao, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, Công ty sẽ thu được 38,4 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2010

thì do tổng chi phí của Công ty tăng nhanh nên lợi nhuận của Công ty cũng thấp hơn so với năm 2009.

Chính vì vậy, tỷ số (ROE) của Công ty trong năm 2010 giảm xuống chỉ còn 35,7%, có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong năm 2010 Công ty chỉ thu được 35,7 đồng lợi nhuận ròng, đã giảm rất nhiều so với năm trước. Đến năm 2011 tỷ số ROE của công ty lại giảm xuống chi còn 29,4% giảm xuống 6,3% so với năm 2010. Nhìn chung tỷ số ROE của công ty giảm dần theo từng năm. Điều này chưng tỏa lợi nhuận ròng/ tổng vốn tự có chung của công ty giảm.

Nhìn chung tỷ số (ROE) 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 16,6%,tỷ số này tăng chậm so với 6 tháng đầu năm 2011 là (22,5 %) tương ứng 6 tháng đầu năm 2011 hơn 5,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy lợi nhuận ròng/ tổng vốn tự có chung giảm qua từng năm.

b) Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số (ROA) ở bảng trên, cho thấy năm 2009 tỷ số này của Công ty là 15,5% và năm 2019 có tỷ số là 14,6%, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2010 hoạt động của Công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2009. Nghĩa là trong năm 2010 cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 14,6 đồng lợi nhuận giảm đi 0,9 đồng lợi nhuận so với năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì tỷ số này lại tăng lên rất ít lên được 14,8% tức là năm 2011 cũng 100 đồng tài sản có Công ty thu được 14,8 đồng lợi nhuận tăng lên khoảng 0,2 đồng so với năm 2010. Nhìn chung khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2009 khả năng sinh lợi ròng của Công ty là cao nhất trong 3 năm (2009-2011) sau đó đến năm 2010 thì khả năng sinh lợi ròng trên tài sản có của Công ty lại giảm đáng kể, sang năm 2011 lại tăng lên ít.

Nhìn chung tỷ số (ROA) 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt 9,7%,tỷ số này tăng chậm so với 6 tháng đầu năm 2011 là (12,4 %) tương ứng 6 tháng đầu năm 2011 hơn 2,7% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của Công ty tăng chậm điều này ảnh hưởng đến tổng tài sản trong Công ty.

c) Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS)

Qua phân tích bảng số liệu trên, thấy tình hình Lợi nhuận trên doanh thu của Công ty qua ba năm có sự tăng, giảm không ổn định . Cụ thể như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2009 có tỷ số là 18,2%, đến năm 2010 có tỷ số này lại giảm xuống còn có 17,7% và sang năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng lên 19,9%.

Nhìn chung tình hình lợi nhuận trên doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 tăng vượt bật, tăng từ 17,2% 6 tháng đầu năm 2011 tăng lên đến 34,1% 6 tháng đầu năm 2012, cho thấy tình kinh doanh của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu các tường (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w