MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu các tường (Trang 75)

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Công ty nên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt là bộ phận sản xuất cần áp

dụng nhiều máy móc tiên tiến để tạo ra được nhiều sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn. Bộ phận kế toán, việc ứng dụng các phần mềm kế toán sẽ giúp cho Công ty quản lý một cách chính xác và chặt chẻ hơn trong quá trình nhập, xuất, tồn hàng. Mặt khác sẽ giúp Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí trả lương cho nhân viên.

- Đa dạng hóa sản phẩm: Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm hiện có và các mặt hàng thiết yếu cho khách hàng tiêu dùng cá nhân các sản phẩm chủ yếu đáp ứng cho văn phòng, trường học…Ngoài ra Công ty cần phải tạo sự khác biệt hóa trong công tác dịch vụ của mình một phong cách phục vụ chuyên nghiệp như: Chất lượng dịch vụ tốt phục vụ nhanh chóng, giải quyết các vấn đề về giao hàng và thủ tục thanh toán tiền hàng một cách nhanh gọn và chính xác đồng thời niềm nở, giải thích tận tình cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, phong cách này được truyền đạt trong hầu hết các nhân viên từ các cấp quản lý đến nhân viên.

- Đào tạo và tuyển chọn nhân viên: Cần nâng cao tay nghề của nhân viên, Đặt biệt là bộ phận kỹ thuật và bán hàng, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. muốn vậy thì Công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn kỹ nâng marketing, tuyển chọn nhân viên có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Đồng thời, có chế độ khen thưởng hợp lý để khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc.

- Cũng cố và hoàn thiện quá trình nhập, xuất hàng hóa, sản phẩm giữ uy tín với nhà cung cấp, cũng như khách hàng trong quá trình thanh toán cũng như giao, nhận hang đến tận tay khách hàng.

CHƯƠNG 6:

1. KẾT LUẬN

Vai trò của việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết cho mọi Công ty, là công việc nên và phải thường xuyên thực hiện nếu Công ty muốn biết những nguyên nhân của sự tăng trưởng hay suy giảm một thành phần nào đó trong cơ cấu hoạt động của mình. Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sản Xuất - Thương mại - Dịch Vụ -Xuất Nhập khẩu Cát Tường, đề tài đã nhận thấy những cái đạt được như hoạt động kinh doanh của Công ty đang có chiều hướng tốt. Đó là kết quả phấn đấu, nổ lực trong công việc không phải của một cá nhân mà là của tập thể công nhân viên trong Công ty. Đặc biệt là đường lối, chiến lược hoạt động đúng đắn của ban lãnh đạo đã làm cho hiệu quả hoạt động của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện qua việc tăng doanh số tiêu thụ lợi nhuận đạt được cũng tăng. Về tình hình tài chính cũng có xu hướng tương đối tốt, được chứng minh qua sự gia tăng của các tỷ số về doanh thu và lợi nhuận.

Bên cạnh kết quả đạt được thì Công ty còn tồn tại một số vấn đề khó khăn nên đã hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động của Công ty. Chẳng hạn như tình hình thực hiện chi phí vẫn còn ở mức cao mà Công ty vẫn có khả nâng hạ thấp hơn nữa. Mặc dù lợi nhuận tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng, điều này sự biến động của giá cả thị trường hàng hóa tiêu thụ mà Công ty khó theo dõi sát được.

Mặc dù vậy trong nền kinh tế thị trường năng động như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Công ty, doanh nghiệp ngày càng gay gắt, phức tạp và quyết liệt. Đặc biệt là trong lĩnh vực trang trí nội thất. Nhưng Công ty luôn phấn đấu phát huy năng lực của mình và đẩy mạnh việc mua bán các mặt hàng theo phương châm marketing hiện đại đó là kinh doanh những mặt hàng mà thị trường thật sự cần, điều này không những làm cho Công ty đẩy mạnh việc tìm tòi và khai thác các loại mặt hàng phù hợp với thị trường hiện nay, Công ty luôn đáp ứng những nhu cầu và uy tín cho khách hàng. Chính sự vươn lên đó, Công ty đã được rất nhiều khách hàng biết đến với nhu cầu thị trường hiện nay em tin rằng Công ty sẽ còn phát triển xa hơn nữa trong thời gian sắp tới, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với Công ty

- Qua quá trình thực tập tại Công ty tôi nhận thấy Công ty cần đẩy mạnh hoạt động marketing tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa hình ảnh và thương hiệu của công ty ngày càng phổ biến ra thị trường. Thường xuyên tìm hiểu thông tin và nhu cầu của thị trường để xây dựng chính sách bán hàng phù hợp mang lại hiệu quả, tạo mối quan hệ gần rủi với khách hàng hơn.

- Nâng cao hoạt động sản xuất các mặt hàng cần thiết để phục vụ cho người tiêu dùng.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển mẩu mã mới, tạo ra các sản phẩm có tính khác biệt mẩu mã đẹp, có sức cạnh tranh cao.

- Sử dụng vốn hiệu quả, tránh để thất thoát, lãng phí, phục vụ đắc lực vào sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi để công nhân nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của mình.

- Cũng cố và phát triển thêm lĩnh vực hoạt động của Công ty mở thêm các kênh phân phối lớn, nhỏ rộng khắp. Công ty nên tăng cường bán lẻ nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty, đồng thời phát triển sản phẩm cho khách hàng lớn, thu hút họ hơn trong thời gian sắp tới.

- Công ty phải thường xuyên đánh giá khả năng cạnh tranh của mình so với các Công ty cùng lĩnh vực hoạt động về sản phẩm, giá cả, phân phối… một cách liên tục, để khắc phục các điểm yếu và phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Đối với những khách hàng lớn mua ở số lượng lớn, trong các chính sách ưu đãi về giá cả và nguồn hàng, ưu tiên vận chuyển hàng hóa đúng nhu cầu quy định của hợp đồng, nhằm tạo uy tín lâu dài cho Công ty. Đây là những biện pháp hiệu quả tạo cơ hội cho Công ty phát triển mạnh.

- Công ty cần mở rộng thêm mặt bằng, khu vực trưng bày sản phẩm giúp cho khách hàng có được sự lựa chọn tốt nhất.

- Nhà nước tăng cường hoạt động kiềm chế lạm phát, khuyến khích đầu tư và phát triển lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp.

- Cần nghiên cứu và thiết lập các chính sách hỗ trợ cho ngành trang trí nội thất, tạo điều kiện cho các Công ty đơn giản thủ tục cho vay, thế chấp, hỗ trợ Công ty trong khâu nghiên cứu, phát triển thị trường nhằm tạo khả năng cạnh tranh. Đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế tín dụng đối với việc vay vốn để đổi mới trang thiết bị, mở rộng thị trường.

- Tăng cường kiểm soát giám định công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu việc ô nhiễm môi trường

- Tiếp tục tăng cường khuyến khích nhân dân trồng và bảo vệ rừng, nghiêm cấm và xử phạt các hoạt động phá rừng bừa bãi

- Có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích Công ty hoạt động đồng thời mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho Công ty phát triễn lĩnh vực hoạt động.

- Xét giảm thuế nhập khẩu các thiết bị, công nghiệ, ứng dụng trong hoạt động của Công ty. Đồng thời giảm thuế quan nhập khẩu nguyên nhiên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa.

- Ban hành các chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của ngành trang trí nội thất.

- Tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các Công ty với nhau.

- Kiểm soát bình ổn giá cả của các mặt hàng này và tiến hành thanh tra các mặt hàng gỗ ngăn chặn các sản phẩm gỗ giả mạo, kém chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đàm Thị Phong Ba (08/2010). Bài giảng kế toán chi phí, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Đại học Cần Thơ.

2. Đặng Thị Kim Cương, Phạm Văn Dược, Năm (2005), “Phân Tích Hoạt Động

3. Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh, Năm (1998), “Giáo trình kế toán phân tích”, NXB Thống Kê.

4. Huỳnh Đức Lộng, Năm (1997), “Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp”, NXB Thống Kê.

5. Nguyễn Thị Lương, Trương Thị Bích Liên. (03/2007). “Quản trị tài chính 1” Giáo trình dạy học.

6.Nguyễn Thị Mỵ, Võ Thanh Thu, Năm (1998), “Kinh tế và phân tích hoạt động

doanh nghiệp”, NXB Thống Kê.

7. www.tuoitre.com.vn 8 . www. Google.com.vn 9 .cophieu68.com 10.http://www.doko.vn/luan-van/Phan-tich-ket-qua-kinh-doanh-tai-cong-ty- TNHH-TM-SX-Ngoc-Diep-44643 11. http://www.slideshare.net/conghuy55/luan-van-tot-nghiep-ke-toan-42pdf 12.http://www.voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/vai-tro-va-noi-dung-cua-quan-tri- mua-hang-trong-doanh-nghiep-thuong-mai.html

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu các tường (Trang 75)